Chi phí đám cưới khoảng bao nhiêu? Cách tiết kiệm chi phí đám cưới
Việc tìm hiểu và tính toán chi phí tổ chức đám cưới là một trong những bước quan trọng nhất của quá trình chuẩn bị một lễ cưới. Dự trù kinh phí đám cưới sớm sẽ giúp cặp đôi cân bằng ngân sách và lựa chọn những hạng mục đám cưới phù hợp nhất. 

Vậy chi phí tổ chức lễ cưới gồm những khoản mục nào? Mỗi khoản mục cần chuẩn bị như thế nào và làm cách nào để tiết kiệm chi phí đám cưới? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chi phí đám cưới gồm những gì?

Chi phí đám cưới thường dao động từ 200 - 600 triệu đồng, bao gồm tiền tổ chức 3 lễ chính trong thủ tục cưới hỏi là dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới. Mỗi lễ sẽ lại có mức chi phí khác nhau, tùy theo các khoản mục cần chuẩn bị.
Trong đó, chi phí tổ chức lễ dạm ngõ thường thấp nhất, rơi vào khoảng 3 - 5 triệu đồng, bao gồm khoản chi cho lễ vật của nhà trai và chi phí làm bữa cơm thân mật của nhà gái. 
Chi phí lễ ăn hỏi thường tốn từ 50 - 70 triệu đồng, bao gồm 7 mục chi phí khác nhau như tiền rạp đám hỏi, trang trí đám hỏi, lễ vật, tiệc đám hỏi, trang phục, quay phóng sự đám hỏimakeup cô dâu.
Tuy nhiên, ngoại trừ các chi phí cho lễ vật ăn hỏi, trang phục, quay phóng sự, makeup là tiền của riêng đám hỏi, những khoản mục khác như rạp, trang trí và tiệc thường sẽ tính chung cho cả hai lễ cướilễ ăn hỏi. Bởi hiện nay, đám hỏi và đám cưới thường được gộp lại để tiết kiệm chi phí.
Chi phí tổ chức đám cưới thường cao nhất trong 3 lễ, dao động từ 100 - 500 triệu đồng, số tiền cụ thể sẽ phụ thuộc vào phong cách và địa điểm tổ chức đám cưới mà cô dâu chú rể lựa chọn.
Trong đó, chi phí đám cưới truyền thống tổ chức tại nhà thường thấp nhất (khoảng 200 - 300 triệu đồng). Chi phí tổ chức đám cưới tại nhà hàng, trung tâm tiệc cưới sẽ cao hơn (từ 300 - 400 triệu đồng). Và đắt nhất là chi phí tổ chức đám cưới ngoài trời, Wedding Ceremony (từ 500 triệu đồng trở lên).
Vậy ngân sách cụ thể cho từng khoản mục là bao nhiêu? Từng khoản mục sẽ có những kinh nghiệm lựa chọn như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

1. Chi phí lễ vật và tiệc lễ dạm ngõ từ 3 - 5 triệu đồng

Chi phí lễ vật và tiệc cho lễ dạm ngõ thường dao động từ 3 - 5 triệu đồng, trong đó tiền lễ vật sẽ rơi vào khoảng 500.000 - 1 triệu đồng và tiền tiệc dạm ngõ thường tốn từ 2 - 4 triệu đồng.
Tiền lễ vật dạm ngõ sẽ phụ thuộc vào gia đình tự chuẩn bị hay thuê dịch vụ bên ngoài. Cụ thể, nếu gia đình lựa chọn tự chuẩn bị lễ vật dạm ngõ, tiền lễ vật thường tốn khoảng 500,000 đồng cho một khay lễ gồm hoa quả, trầu cau và một ít trà bánh.
Tuy nhiên, nếu nhà trai lựa chọn dịch vụ bên ngoài, chi phí khay lễ dạm ngõ sẽ cao hơn (từ 1 triệu đồng) tương ứng với lễ vật chất lượng hơn và kèm thêm trang trí chữ hỷ, ruy băng đẹp mắt.
Tương tự đối với chi phí tiệc dạm ngõ của nhà gái, nếu gia đình lựa chọn tự chuẩn bị cỗ 5 - 9 món, chi phí tiệc sẽ rẻ hơn (từ 2 - 3 triệu đồng/2 mâm). Trường hợp gia đình đặt dịch vụ tiệc bên ngoài, nhà gái sẽ cần chi từ 4 triệu đồng trở lên/2 mâm tiệc dạm ngõ.

2. Chi phí tráp ăn hỏi từ 10 - 15 triệu đồng

Chi phí tráp ăn hỏi dao động từ 5 - 10 triệu đồng, bao gồm tiền tráp lễ, lễ đen và lì xì đội tráp.
Trong đó, tiền tráp lễ chiếm phần lớn, từ 3 - 7 triệu đồng (trung bình khoảng 500,000 - 1 triệu đồng/tráp). Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do số lượng tráp lễ sẽ phụ thuộc vào văn hóa vùng miền và còn chất lượng từng tráp tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình.
Cụ thể, về số lượng tráp lễ, gia đình miền Bắc thường chọn số tráp lẻ (5, 7 hoặc 9 tráp) do quan niệm số lẻ tượng trưng cho người sống. Trái lại, số lượng tráp lễ miền Nam lại thường là số chẵn (6,8 hoặc 10 tráp lễ). Về chất lượng tráp lễ, nếu ngân sách các gia đình dư giả thì có thể chuẩn bị số lượng lễ vật từng tráp và trang trí hoành tráng hơn.
Ví dụ, thay vì chi khoảng 500,000 đồng cho tráp trầu cau với 60 quả cau được trang trí đơn giản bằng nơ và ruy băng, hai gia đình có thể nâng chi phí lên thành 1 triệu đồng để có tráp trầu cau chất lượng hơn với 100 quả cau được trang trí rồng phượng.
Tiền lễ đen (tiền dẫn cưới hoặc lễ nát) - khoản tiền đi kèm tráp lễ thay lời cảm ơn tới nhà gái - cũng chiếm một phần không nhỏ trong chi phí tráp ăn hỏi, dao động từ 1 - 10 triệu đồng tuỳ theo sự thống nhất giữa gia cảnh của nhà trai và mong muốn của nhà gái.
Ngoài chi phí cho tráp lễ như trên, hai bên gia đình còn cần chuẩn bị tiền lì xì trao duyên cho đội bê tráp, dao động từ 1 - 3 triệu đồng. Trong đó, số lượng lì xì sẽ tương ứng với số lượng đội tráp nam và tráp nữ và mỗi lì xì ứng với số tiền từ 100,000 - 500,000 đồng.
Trường hợp không nhờ được anh em, bạn bè hoặc đồng nghiệp bê tráp ăn hỏi, cặp đôi sẽ cần tốn thêm chi phí dịch vụ bê tráp, dao động từ 200,000 - 300,000 đồng/người. 

3. Chi phí trang phục đám hỏi từ 3 - 8 triệu đồng

Chi phí trang phục đám hỏi thường dao động từ 3 - 8 triệu đồng, bao gồm tiền áo dài ăn hỏi cho cô dâu chú rể và tiền trang phục cho đội tráp lễ.
Trong đó, tiền áo dài ăn hỏi của đôi uyên ương  khá cao, từ 2 - 5 triệu đồng và đòi hỏi chi tiêu cân đối giữa thuê, mua hoặc may thiết kế. Ngược lại, tiền trang phục cho đội tráp lễ khá rẻ, từ 1 - 3 triệu đồng và chỉ cần cân nhắc thuê sao cho phong cách phù hợp với cặp đôi là được.
Chi phí áo dài ăn hỏi cô dâu chú rể từ 2 - 5 triệu đồng
Chi phí áo dài ăn hỏi hoặc áo dài cưới dao động từ 2 - 5 triệu đồng/cặp cho cả cô dâu và chú rể. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào lựa chọn thuê hay may đo áo dài của cặp đôi. 
Cụ thể, chi phí thuê áo dài ăn hỏi khá hợp lý, khoảng 2 triệu đồng/cặp. Tuy nhiên, trường hợp cô dâu chú rể muốn mua sẵn hoặc may đo, chi phí sẽ cao hơn nhiều, từ 5 - 10 triệu đồng/cặp.
Ngoài chi phí áo dài, cô dâu chú rể sẽ cần trả thêm từ 300,000 - 500,000 đồng cho những phụ kiện cổ truyền đi kèm như mấn đội đầu, vòng cổ ngọc trai hay giày vải truyền thống. Cùng tìm hiểu một số địa chỉ thuê/bán áo dài ăn hỏi dưới đây nhé:
Tại Hà Nội:
 Áo dài Xuân -  132 Thượng Đình, Thanh Xuân
 Áo dài Phương Thanh - 103 K2, Ngõ 12 Láng Hạ, Quận Ba Đình
 Cộng Studio - Số nhà 23, Ngõ 98, Thái Hà, Đống Đa
 Áo dài Minh Nguyệt - Số 8, Ngõ 256 Thụy Khuê, Tây Hồ
 Camile Bridal - 54 Ngõ 9 Hoàng Cầu, Đống Đa
Tại thành phố Hồ Chí Minh: 
 Áo dài Hạnh - 6/3 CMT8, Phường Bến Thành, Quận 1
Hanah Bridal - 244/24 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận
Linh Nga Bridal - 45 A, Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3
Áo cưới Xinh Xinh - 5 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận
NiNi Store - 55/34 Lê Ngã, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú
Chi phí trang phục đội bê tráp từ 1 - 3 triệu đồng
Tiền trang phục đội bê tráp thường dao động từ 1 - 3 triệu đồng. Sự dao động trên là do việc lựa chọn phong cách trong ngày lễ ăn hỏi của cặp uyên ương.
Cụ thể, trường hợp cặp đôi lựa chọn trang phục áo dài cưới truyền thống, chi phí trang phục cho đội tráp lễ sẽ cao hơn, từ 2 - 3 triệu đồng. Do khi đó, đội tráp nam cũng sẽ cần thuê trang phục áo dài truyền thống cho tương xứng.
Ngược lại, nếu chỉ cô dâu diện áo dài ăn hỏi truyền thống và chú rể lựa chọn vest hiện đại, chi phí trang phục đội tráp sẽ dao động từ 1 - 1,5 triệu đồng. Vì khi đó, đội tráp nam có thể không cần mặc áo dài truyền thống và tự chuẩn bị sơ mi trắng - quần âu.

4. Chi phí rạp cưới và tiệc cưới từ 75 - 200 triệu đồng

Chi phí rạp cưới và tiệc cưới dao động từ 75 - 200 triệu đồng, bao gồm tiền rạp cưới (nếu tổ chức tại nhà), tiền thuê địa điểm (nếu tổ chức tại khách sạn hoặc ngoài trời), tiền trang trí đám cưới và tiền cỗ cưới.
Chi phí rạp và tiệc cưới sẽ dao động theo địa điểm tổ chức đám cưới mà cặp đôi lựa chọn. Trong đó rẻ nhất là đám cưới tại nhà, cao hơn là đám cưới tổ chức tại nhà hàng khách sạn và đắt nhất là Wedding Ceremony.
Cùng tìm hiểu mỗi địa điểm sẽ có những hạng mục chi phí rạp cưới và tiệc cưới nào, giá tiền cụ thể là bao nhiêu dưới đây nhé!
Chi phí rạp cưới và tiệc cưới cho đám cưới truyền thống tại nhà
Khi tổ chức đám cưới truyền thống tại nhà, cô dâu chú rể sẽ cần chi từ 75 - 100 triệu đồng cho tiền rạp và tiền cỗ cưới.
Cụ thể, một rạp cưới dựng tại nhà tốn khoảng 30 triệu đồng. Trong đó, tiền khung rạp khoảng 5 - 10 triệu đồng đã bao gồm khung sắt, vải voan trang trí và hàng rào gỗ. Cô dâu chú rể cũng cần chi từ 5 - 10 triệu đồng cho chiếc cổng hoa cưới.
Số tiền bàn ghế sẽ phụ thuộc vào số lượng khách mời, dao động từ 10 - 20 triệu đồng cho khoảng 30 - 50 combo bàn ghế, bao gồm cả khăn trải bàn và vải ghế . Ngoài ra, tiền sân khấu thường tốn từ 5 - 10 triệu đồng cho bục, backdrop, âm thanh ánh sáng và thuê MC.
Chi phí đãi tiệc tại nhà rơi vào khoảng 150,000 - 300,000 đồng/người tuỳ theo gia đình lựa chọn tự nấu hay đặt tiệc bên ngoài. Trường hợp gia đình tự chuẩn bị cỗ cưới, chi phí tiệc sẽ rẻ hơn (150,000 đồng) tuy nhiên sẽ cần nhân lực rất lớn và có kinh nghiệm chuẩn bị tiệc cưới. Gia đình có thể tham khảo 18+ thực đơn tiệc cưới ngon, bổ, rẻ giúp công đoạn chuẩn bị dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu không muốn lách cách việc nấu nướng, gia đình nên đặt dịch vụ tiệc cưới bên ngoài với chi phí cao hơn (từ 200,000 - 300,000 đồng/người). Hãy tham khảo anh em, bạn bè và lựa chọn ăn thử để chọn được các món cỗ cưới ưng ý nhé.

Chi phí địa điểm và tiệc cưới cho đám cưới tại trung tâm tiệc cưới

Chi phí trung tâm tiệc cưới dao động từ 150 triệu đồng trở lên, bao gồm tiền thuê địa điểm tổ chức, trang trí đám cưới, chi phí đãi tiệc và có thể kèm theo một số chương trình giải trí trong đám cưới.
Cụ thể, giá thuê trung tâm tiệc cưới sẽ trọn gói toàn bộ các hạng mục và chia thành các gói nhỏ tính theo từng khách. Ví dụ, giá tiệc cưới trong nhà hàng khoảng 300,000 - 400,000 đồng/khách, giá tiệc cưới tổ chức ngoài trời sẽ cao hơn, từ 500,000 - 700,000 đồng/khách.
Trường hợp cô dâu chú rể muốn tổ chức tiệc cưới cao cấp, có bể bơi, khu vui chơi giá có thể lên đến 1,2 triệu đồng/người. Ngoài ra, bên trung tâm sẽ tính phí ngoài nếu bạn yêu cầu một số hạng mục đặc biệt như ban nhạc, quay phim chụp ảnh lễ cưới hay trang trí lộng lẫy.
Chi phí địa điểm và tiệc cưới cho Wedding Ceremony
Chi phí Wedding Ceremony khá cao, dao động từ 150 - 200 triệu đồng. Chi phí trên bao gồm tiền thuê địa điểm, tiền trang trí và tiệc đứng cho khoảng 50 khách mời.
Cụ thể, tiền thuê địa điểm sẽ phụ thuộc vào nơi tổ chức Wedding Ceremony. Trường hợp bạn chỉ tổ chức Wedding Ceremony đơn giản tại nhà thờ hoặc sân vườn tại nhà, bạn sẽ không mất chi phí thuê địa điểm do tận dụng được không gian sân vườn có sẵn.
Nếu bạn tổ chức Wedding Ceremony tại công viên, bờ sông trong nội thành, chi phí thuê địa điểm sẽ tốn từ 10 - 50 triệu đồng. Còn nếu ưa thích những lễ cưới Destination Wedding tại Phú Quốc, Nha Trang hay Sa Pa, chi phí thuê bờ biển hoặc resort sẽ rất cao, khoảng 50 - 100 triệu đồng/ngày.
Chi phí trang trí cho Wedding Ceremony bao gồm tiền cổng hoa cưới và bàn ghế, dao động từ 30 - 50 triệu đồng. Trong đó, cổng hoa cưới sẽ khá cao, từ 10 - 15 triệu đồng do Wedding Ceremony chủ yếu sử dụng hoa lá tươi để trang trí. Ngoài ra, tiền bàn ghế sẽ dao động từ 15 - 30 triệu đồng, bao gồm bàn, ghế, khăn trải bàn, vải ghế và các trang trí cần thiết.
Chi phí âm thanh, ánh sáng cho Wedding Ceremony khá cao, khoảng 20 triệu đồng bao gồm tiền MC, ban nhạc (nếu yêu cầu) và các thiết bị âm thanh, ánh sáng cần thiết trong suốt buổi lễ.
Chi phí đồ ăn và nước uống của Wedding Ceremony thường tốn khoảng 25 - 50 triệu đồng (tương ứng 500,000 - 1 triệu đồng/khách). Trong đó, đồ ăn thường là món ngọt để ăn nhẹ hoặc buffet (hải sản, BBQ hoặc đồ Âu) và đồ uống thường là nước ép hoặc rượu vang.

5. Chi phí chụp ảnh cưới và quay phóng sự cưới từ 12 - 15 triệu đồng

Chi phí chụp ảnh cướiquay phóng sự cưới dao động từ 12 - 15 triệu đồng, bao gồm chi phí chụp ảnh quay phim trước và trong ngày cưới. Trong đó, chi phí chụp bộ ảnh cưới dao động từ 1 - 10 triệu đồng, tuỳ thuộc vào lựa chọn của cặp đôi muốn thuê studio hay thợ ảnh freelance.
Nếu cặp đôi thuê studio chụp ảnh, chi phí phù hợp nhất sẽ là từ 6 - 10 triệu đồng, đã bao gồm trang phục, phương tiện di chuyển, vé vào studio, makeup và các phụ kiện cần thiết. Khi trả ảnh, các bạn sẽ nhận được 1 cuốn album ảnh cưới, 1 ảnh lớn trang trí đám cưới, 5 - 10 ảnh nhỏ trang trí phòng cưới và trả toàn bộ file ảnh.
Giá chụp ảnh cưới theo studio dao động như vậy thường là do cặp đôi quyết định chụp studio hay ngoại cảnh. Ví dụ, nếu bạn chỉ chụp ảnh trong studio, mức giá cụ thể khoảng 5 - 6 triệu đồng sẽ trọn gói dịch vụ nói trên. Tuy nhiên, nếu ưa thích một bộ ảnh cưới ngoại cảnh, bạn sẽ cần chi nhiều hơn, từ 6 - 10 triệu đồng chưa bao gồm phí di chuyển và ăn ở (nếu có).
Giá chụp ảnh cưới freelancer thường khá thấp, từ 1 - 5 triệu đồng/bộ ảnh cưới. Tuy nhiên, chi phí trên mới chỉ là tiền thuê thợ và chỉnh ảnh. Cặp đôi sẽ phải chuẩn bị toàn bộ chi phí về trang phục, di chuyển, phụ kiện và in ấn ảnh cưới sau này.  
(Nguồn: DatLe Photos & Salute)
Giá chụp ảnh và quay phóng sự ngày cưới thường trong khoảng từ 5 - 10 triệu đồng. Chi phí trên bao gồm dịch vụ quay, chụp các khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày cưới. Mỗi gói quay chụp phóng sự cưới sẽ gồm file ảnh đầy đủ và video đã dựng sẵn theo yêu cầu của cặp đôi. 
Nếu bạn lựa chọn tổ chức đám cưới tại trung tâm tiệc cưới hoặc khách sạn, hãy hỏi kĩ liệu gói dịch vụ tiệc cưới bạn đã đặt có bao gồm dịch vụ quay phóng sự ngày cưới hay chưa để tránh tổn thất thêm chi phí thuê ngoài nhé.
Trường hợp tiết kiệm chi phí nhất là cặp đôi lựa chọn gói dịch vụ bao gồm cả chụp ảnh cưới và quay phóng sự ngày cưới, với giá khoảng 10 - 20 triệu đồng. Bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được chi phí từ việc gộp 2 dịch vụ mà còn nhận được bộ ảnh cưới, video phóng sự cưới có cùng concept chỉnh sửa ưng ý.

6. Chi phí trang phục cưới từ 10 - 15 triệu đồng

Chi phí trang phục cưới dao động từ 10 - 15 triệu đồng, bao gồm tiền váy cưới cô dâu, tiền vest cưới chú rể, tiền áo dài đám hỏi, tiền trang phục cho bố mẹ và cho đội tráp lễ.
Chi phí trang phục của mỗi người sẽ khác nhau do chất liệu, cách may kỳ công khác nhau và còn phụ thuộc vào lựa chọn may hay thuê trang phục cưới. Cùng tìm hiểu chi phí trang phục cưới cụ thể của mỗi người theo cách lựa chọn riêng biệt dưới đây.
Chi phí váy cưới cô dâu từ 2 - 20 triệu đồng
Giá của một chiếc váy cưới cho cô dâu rất đa dạng, từ 2 - 30 triệu đồng, thậm chí là cao hơn đến hàng trăm triệu đồng. Sự chênh lệch mức giá lớn như trên là do số lượng váy cưới cũng như việc quyết định thuê, mua hay may váy cưới.
Trong ngày cưới, cô dâu sẽ cần ít nhất 2 bộ váy cưới, 1 bộ váy cưới lộng lẫy trong thời gian làm lễ và một bộ váy đi bàn đơn giản hơn để dễ dàng di chuyển khi tiếp khách mời. Mỗi chiếc váy cưới sẽ có giá phụ thuộc vào cô dâu lựa chọn thuê, mua sẵn hay may váy cưới theo yêu cầu.
Trong đó, rẻ nhất là thuê váy cưới tại các studio (khoảng 1,5 - 2 triệu đồng), cao hơn là mua sẵn tại studio đó (khoảng 2 - 3 triệu đồng) và đắt nhất là may váy cưới thiết kế riêng (khoảng 5 - 10 triệu đồng).
Để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí váy cưới do không sử dụng sau này, bạn có thể thuê chiếc váy cưới bồng bềnh và may đo váy đi bàn, chỉ từ 2 - 4 triệu đồng. Cùng tham khảo một số địa chỉ cho thuê/may váy cưới cô dâu:
Tại Hà Nội:
Linh Nga Bridal - 16 Mai Hắc Đế, P. Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng
Bella Bridal Vietnam -  160 Phố Huế, P. Ngô Thì Nhậm,Hai Bà Trưng
Hương Bridal - 45 P. Nguyễn Hy Quang, P. Chợ Dừa, Đống Đa
Palatino - ​​ Số 27 Ô Chợ Dừa, P. Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa
Camile Bridal -  54 Ngõ 9 Hoàng Cầu,  P. Chợ Dừa, Đống Đa
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Nicole Bridal -  51 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận
Meera Meera - 145-147 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Quận Phú Nhuận
Luciola Bridal - 243a Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận Bình Thạnh
Aloha Studio - 202 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận
Bella Bridal - Số 147-149, Hồ Văn Huê, Quận Phú Nhuận
Chi phí vest cưới chú rể từ 2 - 5 triệu đồng
Tiền vest cưới chú rể sẽ dao động từ 2 - 5 triệu đồng, bao gồm 2 bộ vest trong ngày cưới. Sự chênh lệch mức giá trên chủ yếu là do kiểu dáng vest và do lựa chọn thuê, mua sẵn hay may đo vest cưới.
Cụ thể, chi phí vest chú rể sẽ phụ thuộc vào kiểu dáng và loại vest khác nhau. Ví dụ, thông thường chú rể sẽ cần 2 bộ vest: một bộ vest đen trang trọng khi bước vào lễ đường làm lễ kết hôn và một bộ vest khác đơn giản hơn để tiếp đón khách khứa. Trong đó, bộ vest đen trang trọng thường có giá từ 3 - 5 triệu đồng trong khi bộ vest đơn giản hơn sẽ có giá từ 1 - 2 triệu đồng.
Bên cạnh đó, giá vest cũng sẽ phụ thuộc vào việc chú rể lựa chọn thuê, mua sẵn hay may vest thiết kế. Trong đó, giá thuê vest cưới là rẻ nhất (khoảng 500,000 - 1 triệu đồng/bộ), mua vest có chi phí cao hơn (1 - 2 triệu đồng) và đắt nhất là may vest (khoảng 2 - 5 triệu đồng)
Để tiết kiệm chi phí, chú rể nên thuê bộ vest làm lễ cưới và may bộ vest đơn giản để đi tiếp khách. Việc may bộ vest đơn giản cũng sẽ giúp chú rể tận dụng mặc lại nhiều lần trong các dịp sau này. Một số địa điểm cho thuê/bán vest cưới chú rể uy tín:
Tại Hà Nội: 
May Nguyễn - 202  Hoàng Công Chất, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm
Adam Store - 209 Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Hoàn Kiếm
Cộng Studio - 25 Ngõ 98 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa
Chương Tailor - 103 P. Giảng Võ, Chợ Dừa, Đống Đa
Dũng Tailor - 119 Phố Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Adam Store - 334 Quang Trung, phường 10, Gò Vấp
Cao Minh - Villa 193/13 Điện Biên Phủ , Phường 15, Bình Thạnh
Azedo - 656 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3
Vest Việt - 151 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10
Milando - 369 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3
(Nguồn: DatLe Photos & Salute)
Chi phí trang phục bố mẹ cô dâu chú rể từ 2 - 4 triệu đồng
Tiền trang phục cho bố mẹ cô dâu, chú rể trong ngày cưới thường dao động từ 2 - 4 triệu đồng cho cả hai bên gia đình. Trong đó, mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn thuê hay may trang phục.
Trang phục áo dài của các mẹ sẽ dao động từ 400,000 - 2 triệu đồng, rẻ hơn khi đi thuê (khoảng 400,000 - 500,000 đồng/bộ) và đắt hơn khi lựa chọn may thiết kế (khoảng 1 - 2 triệu đồng/bộ). 
Về trang phục vest của các bố, giá tiền một bộ vest thường dao động từ 500.000 - 1,5 triệu đồng. Giá thuê vest thường là 500.000 - 700.000 đồng/bộ và giá may vest thường đắt hơn, từ 1,5 triệu đồng/bộ vest.

7. Chi phí in thiệp cưới từ 500.000 - 1,5 triệu đồng

Chi phí cho một bộ thiệp cưới sẽ dao động từ 500,000 - 1.5 triệu đồng, bao gồm tiền thiết kế thiệp, chi phí in ấn và chi phí nguyên liệu làm thiệp cưới.
Trường hợp cặp đôi lựa chọn chỉ in thiệp theo phôi có sẵn thì tiền thiệp cưới khá rẻ, dao động từ 500.000 - 1 triệu đồng/300 thiệp (tương ứng 1.600 - 5000 đồng/thiệp).
Tuy nhiên, nếu các bạn ưa thích một chiếc thiệp cưới độc đáo cần công đoạn thiết kế và chỉnh sửa, cặp đôi sẽ cần chi thêm tiền thiết kế (từ 50.000 - 200.000 đồng) cũng như tiền giấy in, vật dụng trang trí (ruy băng, nơ, phong bì) theo yêu cầu. Cùng tham khảo một số địa điểm in thiệp cưới uy tín nhé:
Tại Hà Nội:
Mã Đại Phúc - 358A Đường Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa
Thiệp cưới Diamond - Số 3, ngõ 105 Láng Hạ, Đống Đa
Thiệp cưới Gấu - Số 18, ngách 4, ngõ 376 Khương Đình, Thanh Xuân
Thiệp cưới Ngọc Anh - Số 20A, ngách 30, ngõ 194 Đội Cấn, Ba Đình
Thiệp cưới 88 - Số 71, ngõ 14 Vũ Hữu, Thanh Xuân
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
Thiệp cưới Forever - Số 1A Hồ Văn Huê, Phường 9, Phú Nhuận
Thiệp cưới 1986 - TK 26/42 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Cầu Kho, Quận 1
Thiệp cưới Moon Design - 77 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4
Thiệp cưới Peonies - 30 Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận
Lubi Weddeing Paper - 22 Lý Thái Tổ, Phường 2, Quận 3
Bên cạnh thiệp cưới, cô dâu chú rể cũng cần chuẩn bị cho thiệp Save The Date, cùng tìm hiểu ngay tại Thiệp Save The Date là gì nhé.
Ngoài ra, với phí 0 đồng, các cặp đôi có thể lựa chọn tự tạo thiệp cưới điện tử trên namtay.vn. Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, các bạn có thể sở hữu tấm thiệp cưới điện tử xinh xắn vừa tiết kiệm chi phí đám cưới vừa dễ dàng gửi đến nhiều người và thể hiện được dấu ấn tình yêu của hai bạn rõ ràng hơn tấm thiệp cưới truyền thống.

8. Chi phí mua nhẫn cưới từ 5 - 20 triệu đồng

Chi phí mua nhẫn cưới thường dao động từ 5 - 20 triệu đồng/cặp tùy theo chất liệu, kiểu dáng và trang trí nhẫn.
Về chất liệu nhẫn, chi phí nhẫn cưới thường dao động theo chất liệu khuôn nhẫn là vàng hay bạch kim. Cụ thể hơn, nhẫn cưới vàngthường có giá tiền khá hợp lý, từ 4.5 - 15 triệu đồng/đôi trong khi nhẫn cưới bạch kim có giá cao hơn, từ 18 triệu đồng trở lên/cặp nhẫn.
Bên cạnh chất liệu, kiểu dáng và cách trang trí nhẫn cưới cũng khiến giá thành của chiếc nhẫn cưới dao động. Ví dụ, một cặp nhẫn cưới trơn đính đá đơn giản thường có chi phí giá rẻ, từ 5 - 10 triệu đồng/cặp. Tuy nhiên, một cặp nhẫn cưới khắc hoa văn cầu kỳ, đính kim cương sang trọng sẽ có giá từ 15 - 20 triệu đồng trở lên.
Cùng tham khảo một số thương hiệu nhẫn cưới uy tín trên cả nước nhé:
PNJ
SJC
Trang sức Doji 
Diamond World 
Huy Thành Jewelry

9. Chi phí trang sức cưới cô dâu từ 10 - 30 triệu đồng

Chi phí trang sức cưới cô dâu thường dao động từ 10 - 30 triệu đồng, bao gồm tiền dây chuyền (hoặc kiềng cưới), lắc tay và hoa tai cô dâu. Trong đó, cô dâu có thể lựa chọn mua trang sức cưới theo bộ hoặc mua riêng lẻ tuỳ theo nhu cầu sử dụng.
Trường hợp cô dâu muốn sắm cả bộ trang sức cưới, chi phí sẽ khá cao (10 triệu đồng trở lên). Hơn nữa, chi phí bộ trang sức cưới cũng phụ thuộc vào chất liệu và kiểu dáng của trang sức.
Cụ thể, bộ trang sức bạc sẽ có chi phí khá hợp lý (khoảng 10 triệu đồng), bộ trang sức cưới bằng vàng sẽ có chi phí cao hơn (từ 15 - 30 triệu đồng) và đắt nhất là trang sức ngọc trai (từ 40 triệu đồng/bộ).
Tuy nhiên, trường hợp cô dâu không đủ chi phí cho cả bộ trang sức, bạn hoàn toàn có thể mua từng món với giá vô cùng hợp lý. Cụ thể, dây chuyền (hoặc kiềng cô dâu) sẽ có giá từ 1 - 15 triệu đồng/chiếc, một đôi hoa tai hoặc lắc tay cô dâu thường có giá từ 1 - 5 triệu đồng/món.
Tiết kiệm hơn nữa, cô dâu hoàn toàn có thể thuê bộ trang sức cưới tại các cửa hàng trang sức uy tín với chi phí thuê chỉ từ 1 triệu đồng/lần thuê. Hãy tham khảo một số thương hiệu trang sức như PNJ, Doji, Diamond World để chọn cho mình một bộ trang sức cưới đẹp nhé.

10. Chi phí trang điểm cô dâu từ 1,5 - 5 triệu đồng

Chi phí trang điểm cô dâu dao động từ 1,5 - 5 triệu đồng, bao gồm tiền trang điểm, làm tóc và một số dịch vụ kèm trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới, phụ thuộc vào việc lựa chọn chuyên viên và địa điểm makeup. 
Cụ thể, về chuyên viên makeup, những chuyên viên makeup chuyên nghiệp (thường là chủ tiệm makeup) sẽ có chi phí khá cao (từ 5 triệu đồng/lần) trong khi trang điểm bởi những chuyên viên khác sẽ có giá thành rẻ hơn (từ 1 - 3 triệu đồng).
Về địa điểm makeup, chi phí trang điểm cô dâu sẽ chia theo 2 địa điểm, tại studio và tại nhà. Trong đó, nếu bạn muốn make-up tại nhà, tiền trang điểm sẽ tăng thêm khoảng 500.000 - 2 triệu đồng tuỳ khoảng cách xa gần giữa studio và địa điểm bạn chọn makeup.
Bên cạnh trang điểm riêng cho cô dâu, chi phí trang điểm cũng bao gồm tiền trang điểm cho các mẹ và đội tráp lễ. Thông thường, chi phí này sẽ tốn thêm từ 500.000 - 2 triệu đồng, tùy theo số lượng người và địa điểm makeup.
Ví dụ, chi phí trang điểm cho mẹ cô dâu tại studio sẽ có giá khoảng 500.000 đồng trong khi chi phí trang điểm cho cả mẹ cô dâu, đội bê tráp lễ và kèm dịch vụ làm tóc sẽ có giá khoảng 2 triệu đồng. Cùng tham khảo một số tiệm trang điểm cô dâu uy tín nhé:
Tại Hà Nội:
Quách Ánh Makeup - 20 Mạc Đĩnh Chi, Trúc Bạch, Ba Đình
John Kim Wedding - 14 P. Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng
Linh Jace Makeup - 55 Ngõ 9 Hoàng Cầu, Chợ Dừa, Đống Đa
Yêu Media - 430 Tây Sơn, Thịnh Quang, Đống Đa
Claire Vũ - Ngõ Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
Huỳnh Lợi Studio - 260 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10
Louis Makeup - 388 đường Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Quận Phú Nhuận
Vivian Phạm - 52B đường Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Quận Phú  Nhuận
Hà Dino Makeup Artist - 333/10 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình
Makup Myka - 120/65 Thích Quảng Đức, Phường 4, Phú Nhuận

11. Chi phí chuẩn bị phòng tân hôn từ 15 - 20 triệu đồng

Chi phí chuẩn bị phòng tân hôn thường dao động từ 15 - 20 triệu đồng, bao gồm hai hạng mục chính là trang trí ngày cưới và sắm sửa đồ dùng mới.
Cụ thể hơn, trường hợp cô dâu chú rể tận dụng các đồ nội thất có sẵn trong phòng mà không cần mua thêm đồ mới, các bạn sẽ chỉ cần chi thêm 1 - 3 triệu đồng cho tiền trang trí trong ngày thành hôn. Chi phí trang trí trên thường sẽ bao gồm tiền bóng bay, chữ hỷ, đèn nháy và tranh treo tường.
Trường hợp cặp đôi có nhu cầu thay đổi hoàn toàn nội thất của phòng cưới, các bạn sẽ cần chi số tiền khá lớn, từ 20 triệu đồng. Chi phí sắm nội thất trên sẽ bao gồm tiền giường cưới (từ 2.5 - 20 triệu đồng), tủ quần áo (từ 1,5 - 15 triệu đồng), bàn trang điểm cô dâu (từ 1.5 - 10 triệu đồng) và tiền chăn ga (từ 3 - 10 triệu đồng).

12. Chi phí trang phí bàn thờ gia tiên từ 1 - 2 triệu đồng

Chi phí trang trí bàn thờ gia tiên khoảng từ 1 - 2 triệu đồng, bao gồm hai hạng mục chính là chi phí dọn dẹp và chi phí trang trí, sắp xếp lễ vật.
Cụ thể, về chi phí dọn dẹp, tiền dọn dẹp bàn thờ gia tiên sẽ từ 500.000 - 1 triệu đồng nếu gia đình thuê giúp việc dọn dẹp, lau chùi cả khu vực thờ cúng. Tuy nhiên, nếu nhà không quá bừa bộn hoặc bàn thờ gia tiên nhỏ thì gia chủ có thể tự quét trước dọn dẹp để tiết kiệm chi phí.
Sau khi đã dọn dẹp khu vực thờ cúng gia tiên, gia đình sẽ cần chi từ 500.000 - 1 triệu đồng tiền trang trí. Chi phí trên bao gồm tiền nên vải nhung, chữ hỷ, hoa tươi và mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên trong ngày trọng đại.
(Nguồn: DatLe Photos & Salute)

13. Chi phí xe hoa đón dâu từ 3 - 10 triệu đồng

Chi phí xe đón dâu thường dao động từ 3 - 10 triệu đồng, bao gồm tiền thuê hai loại xe là xe hoa chở cô dâu chú rể và xe khách chở người thân, bạn bè trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Trong đó, chi phí thuê xe hoa thường từ 1,5 - 4 triệu đồng, tuỳ thuộc vào thời gian và loại xe mà cặp đôi muốn thuê. Chẳng hạn, về loại xe, chi phí thuê các loại xe bình dân như Kia hay Toyota thường khá hợp lý (khoảng 1,5 triệu đồng).
Nếu ưa thích các loại xe cao cấp hơn như Mercedes hay Porsche, bạn sẽ cần bỏ ra số tiền thuê lớn hơn (từ 4 triệu đồng trở lên). Hơn nữa, thời gian thuê xe càng dài chi phí thuê xe sẽ càng cao hơn, các bạn sẽ cần chi thêm khoảng 1,5 triệu đồng/buổi nếu có nhu cầu thuê xe hoa lâu hơn.
Trường hợp cô dâu chú rể đã có sẵn xe hoặc mượn được bạn bè, người thân, cặp đôi sẽ chỉ cần chi thêm từ 500.000 - 1 triệu đồng tiền rửa xe và trang trí xe hoa. Trong đó, tiền rửa xe thường dao động từ 200.000 - 500.000 đồng và tiền trang trí là 500.000 đồng bao gồm trang trí hoa tươi và chữ hỷ.
Chi phí thuê xe khách chở người thân, bạn bè sẽ dao động từ 1 - 2 triệu đồng/xe. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào số lượng người và khoảng cách di chuyển giữa hai gia đình. Ví dụ, chi phí thuê xe 16 chỗ sẽ rẻ hơn xe 48 chỗ ngồi, và di chuyển nội thành sẽ có giá rẻ hơn di chuyển liên tỉnh.

14. Chi phí tuần trăng mật từ 7 - 50 triệu đồng

Chi phí tuần trăng mật thường dao động từ 7 - 50 triệu đồng, bao gồm chi phí di chuyển, nghỉ dưỡng, ăn uống và vui chơi.
Trong đó, mức giá cụ thể sẽ dao động theo địa điểm mà đôi uyên ương lựa chọn để nghỉ dưỡng. Ví dụ, nếu các bạn lựa chọn địa điểm du lịch trong nước như Nha Trang, Phú Quốc hay Sa Pa, chi phí cho toàn bộ tuần trăng mật thường khá hợp lý, từ 7 - 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu ưa thích các tuần trăng mật tại nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Châu Âu mộng mơ, các bạn sẽ cần chi từ 30 - 50 triệu đồng và thậm chí là lớn hơn.
Nguồn: DatLe Photos & Salute

15. Chi phí phát sinh đám cưới từ 10 triệu đồng

Chi phí phát sinh trong đám cưới thường là 10 triệu đồng hoặc 10% chi phí tổng đám cưới.
Chi phí phát sinh đám cưới bao gồm những khoản chênh lệch trong quá trình cặp đôi lựa chọn nhà cung cấp, thừa thiếu cỗ cưới hoặc chi phí hỏng hóc trong quá trình tổ chức. Đây là khoản chi tiêu vô cùng cần thiết, do vậy đừng quên ghi thêm chi phí phát sinh vào bảng excel chi phí đám cưới của bạn nhé.

Mẫu bảng chi phí đám cưới

Mỗi đám cưới sẽ có mức chi khác nhau. Để dễ dàng hình dung, các cặp đôi có thể tham khảo chi phí tổ chức một đám cưới truyền thống tại gia với số lượng khách mời là 300 người tại bảng dưới đây nhé!

Bảng chi phí đám cưới nhà trai

Bảng chi phí đám cưới nhà gái

Cách cân bằng và tiết kiệm chi phí đám cưới

1. Lên danh mục chi tiêu trước đám cưới ít nhất 3 tháng

Việc tìm hiểu và lên kế hoạch từ sớm những danh mục chi phí cho đám cưới sẽ giúp cặp đôi có nhiều thời gian tìm hiểu, lựa chọn và so sánh các nhà cung cấp. Từ đó, các bạn có thể đưa ra lựa chọn hợp lý nhất theo sở thích và túi tiền của mình.
Do vậy, hãy cân nhắc lên ngay một bảng excel các đầu mục chi phí từ 6 tháng trước đám cưới, chậm trễ nhất là 3 tháng để tránh vội vã về thời gian mà đưa ra những quyết định không ưng ý nhé.

2. Tham khảo giá ít nhất 3 nhà cung cấp và lên bảng excel chi phí rõ ràng

Khi tham khảo giá từ nhiều nhà cung cấp, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về mẫu mã, chất liệu và giá tiền hợp lý nhất cho từng danh mục. Do vậy, cô dâu chú rể có thể tránh việc đã đặt cọc tiền nhưng lại tìm được chỗ khác đẹp rẻ hơn về sau.
Bên cạnh đó, cặp đôi cũng cần ghi chép cụ thể những mục nào đã chi tiêu, chưa chi tiêu, ai trả tiền trong bảng excel để dễ dàng đo đếm, tránh việc mơ hồ và không quản lý được số tiền chi tiêu cho đám cưới.

3. Giảm chi phí đám cưới từ trang phục cưới

Nhiều cặp đôi thường tốn khá nhiều chi phí vào việc mua trang phục cưới, nhưng lại chỉ sử dụng một lần duy nhất và bỏ đi lãng phí về sau. Do vậy, cặp đôi có thể tham khảo mượn hoặc thuê trang phục cưới để tiết kiệm hơn.
Chẳng hạn, cô dâu có thể thuê váy cưới tại studio hay mượn váy cưới của bạn bè, người thân sau đó sửa lại cho vừa người. Chú rể có thể thuê vest cưới hoặc nếu bắt buộc phải may, bạn hãy chọn những màu sắc đơn giản, trung tính cho bộ vest như đen, xanh đậm hoặc xám và tránh chi tiết rườm rà để giảm chi phí may vest nhé.

4. Tận dụng ưu đãi đám cưới và các gói cưới hỏi trọn gói

Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đám cưới sẽ có những ưu đãi khi cặp đôi chọn cưới vào mùa hè (tháng 5 - tháng 8) và mùa đông (tháng 12 - tháng 1), do đây không phải là mùa cưới trong năm. Hãy tận dụng những khoảng thời gian này để tổ chức đám cưới vì không chỉ vừa sử dụng được gói ưu đãi mà bạn còn chọn được những dịch vụ ưng ý nhất.
Bên cạnh đó, cô dâu chú rể cũng nên lựa chọn những dịch vụ cưới trọn gói thay vì mỗi khoản mục lại chọn 1 nhà cung cấp để tiết kiệm được khoản chi phí lớn. Chẳng hạn như chọn những trung tâm tổ chức tiệc cưới có cung cấp cả dịch vụ cho thuê trang phục cưới và chụp ảnh, quay phóng sự cưới thay vì chọn 3 nhà cung cấp khác nhau.

5. Nhờ người thân hay bạn bè nếu có

Trường hợp cô dâu chú rể có người thân hay bạn bè có những kinh nghiệm làm các dịch vụ trong lễ cưới như Wedding Planner, chụp ảnh, makeup hay MC, các bạn đừng ngại ngần nhờ họ giúp trong lễ cưới của mình nhé. 
Việc nhờ bạn bè, người thân không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí khá khá mà còn giúp lễ cưới được ấm áp, đúng ý cặp đôi hơn rất nhiều.

6. Chỉ mời những người thực sự thân thiết

Việc mời hàng trăm khách cho đám cưới sẽ khiến cho đám cưới của bạn được hoành tráng hơn, tuy nhiên chi phí sẽ lớn hơn rất nhiều. Do vậy, các bạn có thể xem xét lược bỏ những người không quá thân thiết để giảm chi phí tiệc và rạp cưới.
Việc mời những người thân thiết không chỉ giúp giảm chi phí cho cặp đôi mà còn giúp cho bữa tiệc được nồng ấm hơn, tập trung chia sẻ nhiều khoảnh khắc và câu chuyện của đôi uyên ương hơn nhiều đó nhé. 

7. Gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày

Việc gộp hai lễ ăn hỏi và lễ cưới tổ chức trong một ngày sẽ giúp cặp đôi giảm thiểu một khoản chi phí rất lớn cho rạp cưới, tiệc cưới, makeup và quay phim chụp ảnh. Bên cạnh đó, cô dâu chú rể cũng tiết kiệm và dễ sắp xếp thời gian để mời khách hơn do hai lễ quan trọng chỉ được tiến hành trong một ngày.
Trên đây là toàn bộ chi phí cho đám cưới và những lưu ý giúp cô dâu chú rể tiết kiệm chi phí cho đám cưới. Bên cạnh việc tìm hiểu chi phí, cặp đôi cũng cần nghiên cứu những kinh nghiệm chuẩn bị lễ cưới đầy đủ và trọn vẹn. Do vậy hãy hoàn thành việc lên chi phí cho đám cưới từ 6 tháng trước đám cưới để tiếp tục các bước chuẩn bị tiếp theo nhé. 

Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!

Link