Cách viết thiệp cưới đầy đủ và chính xác nhất
Trong quá trình viết thiệp cưới, cặp đôi cần lưu ý những thông tin cần có trên thiệp, cách xưng hô và lời mời tới từng đối tượng khách mời cũng như lưu ý khi viết thiệp cưới. Cùng tìm hiểu cụ thể chi tiết từng phần trên dưới đây nhé.
1. Các thông tin phải có trong thiệp
Thông thường, một chiếc thiệp cưới sẽ
chứa đựng toàn bộ thông tin cơ bản về lễ cưới bao gồm thông tin
hai bên gia đình, cô dâu chú rể, thông tin về
lễ cưới và một số
yêu cầu với khách mời của lễ cưới đối. Cùng tìm hiểu cách viết và sắp xếp những thông tin trên dưới đây nhé.
Thông tin hai bên gia đình
Trong tấm thiệp cưới, gia đình cần bắt buộc ghi họ tên của bố mẹ hai bên, bên cạnh đó có thể bổ sung năm sinh, nơi cư trú để khách mời dễ dàng nhận diện hơn. Thông tin gia đình nhà trai sẽ được viết bên trái tờ thiệp và thông tin nhà gái sẽ được viết bên phải tờ thiệp theo quan niệm “nam tả nữ hữu” của người Việt Nam.
Ghi viết tên bố mẹ, gia đình cần lưu ý về tôn giáo của gia đình để viết tên bố mẹ sao cho phù hợp. Cụ thể, nếu gia đình theo đạo Công giáo, hãy thêm tên thánh trước tên của cha mẹ trong khi gia đình theo đạo Phật có thể thêm Pháp danh hoặc không.
Trường hợp ba cô dâu (chú rể) đã khuất, gia đình có thế bỏ trống tên bác hoặc vẫn ghi tên theo một trong ba cách dưới đây:
Trường hợp mẹ cô dâu (chú rể) đã mất, các bạn có thể bỏ trống tên mẹ giống trường hợp trên tuy nhiên nếu vẫn muốn viết tên mẹ, hãy áp dụng cách viết thiệp cưới dưới đây nhé.
Trong trường hợp cả hai người đều đã mất, cô dâu chú rể có thể ghi tên cả hai người và thêm dấu ngoặc (Đã mất) ở phía sau tên hoặc ghi tên người đại diện cho gia đình có thể là ông bà, bác bá hoặc cô chú và thêm Đại diện nhà trai hoặc Đại diện nhà gái phía trước tên nhé.
Tên cô dâu và chú rể sẽ là tâm điểm của thiệp cưới, to hơn hoặc được trang trí nổi bật hơn các phần khác. Khi viết tên cặp đôi, các bạn cần cân nhắc về tôn giáo của mình và thứ tự con trong gia đình.
Cụ thể, nếu cô dâu chú rể theo đạo Công giáo, bạn sẽ cần thêm tên thánh trước tên của mình. Trường hợp cô dâu chú rể theo đạo Phật, các bạn không bắt buộc phải viết Pháp danh trước tên nhé.
Về thứ tự con của cô dâu chú rể trong gia đình, các bạn cần lưu ý mình là con một, con trưởng, con thứ hay con út trong gia đình để viết tên mình trong thiệp cưới sao cho phù hợp. Cụ thể:
♥Con một: Quý Nam/Ái Nữ
♥Con trưởng: Trưởng Nam/Trưởng Nữ
♥Con thứ: Thứ Nam/Thứ Nữ
♥Con út: Út Nam/Út Nữ
Thông tin cụ thể về lễ cưới
Một số thông tin về lễ cưới mà gia đình cần viết trong thiệp cưới là tên lễ, thời gian, địa điểm lễ cưới và thời gian, địa điểm đãi tiệc.
Về tên lễ, nếu hai gia đình tổ chức
lễ cưới tại gia,
nhà trai sẽ ghi trên thiệp mời là
Lễ Tân Hôn trong khi
nhà gái sẽ ghi là
Lễ Vu Quy. Trường hợp lễ cưới được tổ chức tại một địa điểm như
khách sạn hay nhà hàng, cả hai bên gia đình nên ghi
Lễ Thành Hôn trong thiệp cưới nhé.
Về thời gian và địa điểm tổ chức lễ cưới, gia đình hãy ghi ngay bên dưới thông tin về lễ cưới bao gồm đầy đủ ngày, tháng, năm và giờ cho khách mời nhé. Về thời gian lễ cưới, cặp đôi cần ghi cả lịch dương và lịch âm, do lịch dương để khách mời tiện tính thời gian và lịch âm biểu trưng cho ngày cưới cổ truyền.
Về giờ trên thiệp cưới, hãy ghi số giờ mà bạn mong muốn khách mời sẽ có mặt, thông thường sẽ sớm hơn thời gian làm lễ khoảng một tiếng để dư giả thời gian chào mời nhé.
Về địa điểm lễ cưới, nếu tổ chức tại nhà, gia đình có thể ghi “Tư gia” và thêm địa chỉ cụ thể của gia đình. Trường hợp gia đình tổ chức lễ cưới tại nhà hàng hoặc khách sạn, hãy ghi tên nhà hàng và khách sạn đó kèm địa chỉ hoặc bản đồ để khách mời dễ tìm kiếm nhé.
Về thời gian và địa điểm đãi tiệc, gia đình hãy ghi tách biệt hẳn so với phần thông tin lễ cưới phía trên, có thể là ở phần cuối cùng của tấm thiệp để tránh khách mời nhầm với thời gian thực hiện lễ cưới nhé. Bạn cũng sẽ cần ghi đầy đủ về ngày giờ và địa điểm đãi tiệc để khách mời dễ dàng nắm bắt.
Nguồn: DatLe Photos & Salute
Yêu cầu của hôn lễ đối với khách mời
Nếu lễ cưới của bạn có một số yêu cầu dành cho khách mời như màu sắc trang phục (dress code), số bàn ngồi dự lễ hoặc thời gian muộn nhất tham gia lễ cưới, hãy ghi những lưu ý này kèm vào phần thông tin của lễ cưới để khách mời có thông tin tổng quan, tránh đọc thiếu hoặc sai sót khi tham gia ngày hoàn hảo của bạn nhé.
2. Cách viết thiệp chuẩn xác nhất cho từng khách mời
Ghi đã có nội dung chiếc thiệp cưới đầy đủ, cô dâu chú rể cần viết tên và danh xưng với khách mời theo mối quan hệ sao cho phù hợp. Thông thường, thiệp cưới sẽ có hai phần ghi tên của khách mời: phần bao thiệp và phần bên trong thiệp.
Cùng tìm hiểu cách viết thiệp cưới theo từng phần trên cho khách mời là họ hàng, người có gia đình, người độc thân, sếp và bạn bè đồng nghiệp cụ thể dưới đây nhé.
Viết thiệp cưới cho họ hàng, bạn bè của bố mẹ
Khi viết thiệp cưới cho họ hàng hoặc bạn bè của bố mẹ, cặp đôi nên bàn bạc và hỏi ý kiến cha mẹ một cách kỹ càng về cách xưng hô, tránh nhầm lẫn gây thiếu thiện cảm cho khách mời.
Về phần bao thiệp, cặp đôi hãy ghi kính mời kèm tên người đại diện đi lễ cưới như “Kính mời: Bác A” và bên trong thiệp ghi “Kính mời hai bác và gia đình. Nếu gia đình khách mời có người đã khuất, các bạn nên chỉ ghi tên người được mời, tránh ghi hai bác hoặc cô chú nhé.
Viết thiệp cưới cho khách mời độc thân
Khi khách mời đã có gia đình, các bạn nên viết thiệp cưới mời cả hai người để tránh sự chia tách và tạo sự tôn trọng cho khách mời. Cụ thể, phần ngoài thiệp bạn có thể viết “Kính mời: Chị N” và phần trong thiệp ghi “Kính mời anh chị cùng gia đình” nhé.
Nguồn: Ha Pham
Viết thiệp mời cho bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết
Đối với bạn bè và đồng nghiệp thân thiết, cô dâu chú rể có thể viết thiệp một cách thoải mái và sáng tạo hơn. Cặp đôi có thể dùng tên hoặc biệt danh hay gọi của bạn bè, đồng nghiệp để tạo độ thân thiết và thiện cảm cho khách mời vè thêm “người thương/người yêu” đối với những người độc thân hoặc thêm “gia đình” với những người đã kết hôn nhé.
Cụ thể, phần bên ngoài thiệp, bạn có thể viết “Kính mời: Bạn Cún” và bên trong thiệp hãy ghi “Kính mời bạn Cún cùng người yêu” để tạo sự thân mật nhé.
Khi viết thiệp cưới gửi cho sếp, các bạn cần thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng dành cho cấp trên của bạn. Cụ thể, bên ngoài thiệp, bạn hãy ghi tên sếp như “Kính mời: Anh D” và bên trong thiệp ghi “Kính mời anh cùng gia đình” hoặc “Kính mời gia đình anh D” nhé.
3. Lưu ý khi viết thiệp cưới cho cặp đôi
Khi viết thiệp cưới, cô dâu chú rể nên nhờ những người có nét chữ đẹp, nắn nót để viết thiệp. Trong quá trình viết thiệp, nếu có viết nhầm tên hoặc danh xưng khách mời, cặp đôi nên viết luôn thiệp mới, tránh tẩy xóa sẽ tạo dấu ấn không tốt cho khách mời.
Cô dâu chú rể nên viết hoa tên riêng của khách mời, không nên viết tắt như “A Tú” để tạo sự trang trọng, lịch sự cho tấm thiệp và người mời.
Quy trình chuẩn bị thiệp cưới đầy đủ nhất
Để có một bộ thiệp cưới hoàn hảo, cặp đôi cần chuẩn bị ít nhất từ 2 - 3 tháng trước đám cưới về số lượng, phong cách và giá tiền cho bộ thiệp cưới của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình chuẩn bị thiệp cưới dưới đây nhé.
1. Quyết định số lượng khách mời
Khi lên số lượng khách mời cưới, cặp đôi nên cân nhắc mức độ thân thiết để lên số lượng khách mời cho đám cưới của mình. Những đối tượng khách mời các bạn cần ưu tiên hàng đầu bao gồm người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết của cặp cưới, bạn bè thân thiết của cha mẹ, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp.
Việc lên danh sách khách mời sẽ giúp cặp đôi vừa chuẩn bị thiệp cưới dễ dàng hơn, quyết định số lượng thiệp và có thể kiểm soát khách mời trong đám cưới.
2. Tính số lượng thiệp và ra ngân sách thiệp cưới
Khi đã có danh sách khách mời, cặp đôi sẽ cần lên số lượng thiệp cưới theo danh sách có sẵn, từ đó ra ngân sách cho bộ thiệp cưới của mình. Các bạn sẽ cần thêm
khoảng 10% số lượng thiệp dư để phòng in sai hoặc viết nhầm, do đó hãy để
ngân sách dư ra một khoảng 10% nhé.
Thông thường giá một chiếc thiệp cưới dao động từ 2,000 - 50,000 đồng. Nếu bạn lựa chọn những mẫu thiệp có sẵn với số lượng lớn, giá mỗi thiệp chỉ từ 2,000 - 5,000 đồng. Trường hợp bạn muốn lựa chọn những mẫu thiệp thiết kế, giá thiệp sẽ dao động từ 10,000 - 20,000 đồng/chiếc.
Còn nếu bạn ưa thích những mẫu thiệp độc đáo, thiết kế phá cách với nhiều nguyên liệu như bóng kính, thuỷ tinh hoặc thiệp nổi, giá thiệp sẽ dao động từ 50,000 đồng/thiệp.
Nếu cặp đôi vẫn muốn chiếc thiệp cưới của mình
độc đáo theo cách riêng với
chi phí thấp, hãy trải nghiệm tính năng
Thiệp cưới Online của Nắm Tay với đa dạng mẫu thiệp có sẵn, thiết kế theo cách riêng của bạn chỉ với
giá 0 đồng.
2. Tìm phong cách thiệp cưới cụ thể
Cặp đôi nên dựa vào ý tưởng trang trí đám cưới để xác định phong cách của tấm thiệp cưới. Nếu lễ cưới được trang hoàng theo hơi hướng cổ điển, hãy chọn những mẫu thiệp vintage và những loại giấy có độ sần nhẹ.
Với những lễ cưới sang trọng, bạn có thể chọn mẫu thiệp cưới trắng tinh khôi in bằng nét chữ ánh kim. Còn nếu đám cưới tối giản, hiện đại mới là sở thích của bạn thì đừng ngại ngần chọn cho mình một mẫu thiệp cưới thiên nhiên, nhẹ nhàng nhé.
Trường hợp bạn sử dụng
Thiệp cưới Online tại Nắm Tay, chúng tôi cung cấp
đa dạng phong cách thiệp cưới hiện đại, xu hướng phù hợp với mọi loại phong cách đám cưới của các bạn. Chỉ cần
3 phút là có một tấm thiệp cưới gửi tới tất cả mọi người, cùng trải nghiệm tại
đây nhé!
3. Chọn địa điểm in thiệp
Khi chọn địa điểm in thiệp, cặp đôi nên tham khảo giá cả, chất liệu giấy in và phong cách in thiệp của ít nhất 3 nhà in uy tín tại địa phương. Sau đó cân nhắc về phong cách thiệp cưới và ngân sách của mình để chọn được địa điểm phù hợp. Bạn cũng có thể hỏi kinh nghiệm chọn địa điểm in thiệp cưới của bạn bè, người thân đã có kinh nghiệm nhé.
Nguồn: DatLe Photos & Salute
Sau khi đã có tấm thiệp cưới, cặp đôi nên tìm hiểu kỹ càng về cách viết thiệp từ thông tin cần có, cách bài trí thiệp và cách xưng hô với khách mời. Hãy tiến hành viết thiệp từ 10 - 15 ngày trước ngày cưới để sắp xếp gửi thiệp mời cho khách.
Đối với những khách mời ở gần, cặp đôi nên gặp mặt trực tiếp để trao thiệp cưới. Và với những người bạn ở xa, các bạn có thể gửi thiệp qua các đơn vị vận chuyển và gọi điện thoại để xác nhận nhé.
Tuy nhiên, cách này khá lằng nhằng và tốn thời gian của đôi bên, đối với
khách mời ở xa, cặp đôi nên gửi
Thiệp cưới Online vừa giúp
tiết kiệm chi phí lại vô cùng
trang trọng, lịch sự. Khi đó, nếu khách mời ở xa không thể tham gia, họ cũng có thể mừng cưới cho bạn thông qua tính năng
nhận lời chúc và mừng cưới của Nắm Tay.
Bút và font chữ viết thiệp cưới đẹp nhất
Trong quá trình viết thiệp cưới, cặp đôi cũng cần lưu ý về bút viết thiệp và font chữ của thiệp sao cho vừa hài hòa, đẹp mắt vừa thể hiện cá tính, phong cách của đám cưới. Cùng tìm hiểu cụ thể từng loại bút viết thiệp và font chữ thiệp cưới dưới đây nhé.
Bút viết thiệp cưới đẹp nhất
Các loại bút viết thiệp cưới có thể là bút mực, bút bi hoặc bút nhũ. Trong đó, bút nhũ là sự lựa chọn được ưa chuộng nhất do có tính thẩm mỹ cao. Khi lựa chọn màu mực cho bút viết, cặp đôi nên cân nhắc về màu sắc của chiếc thiệp cưới.
Cụ thể, nếu chiếc thiệp cưới có màu trắng, be hoặc nâu, các bạn có thể lựa chọn bút mực, bút bi đen hoặc xanh đậm. Đối với bút nhũ, hãy chọn màu mực tương phản, dễ nổi bật trên nền tấm thiệp như đen, đỏ, vàng hoặc hồng tương ứng với các sắc màu khác nhau của tấm thiệp cưới.
Font chữ viết thiệp cưới đẹp nhất
Đối với phần viết tay, cặp đôi không cần quá khắt khe về font chữ, các bạn chỉ cần viết sao cho rõ nét và dễ đọc đối với khách mời. Tuy nhiên, đối với những phần chữ in, cặp đôi nên chọn những font chữ độc đáo cho những phần nổi bật như tên cô dâu chú rể hay thông tin lễ cưới.
Một số font chữ in thiệp cưới đẹp mà cặp đôi nên tham khảo là Parfumerie Script Pro, Baskerville Display PT, Splandor, Copperlove By Resistenza và Noelan Script.
Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm viết thiệp cưới chuẩn xác và một số lưu ý khi viết thiệp để có một bộ thiệp hoàn hảo nhất. Nếu cặp đôi mong muốn đơn giản hoá việc chuẩn bị thiệp cưới, cùng tham khảo tính năng Thiệp cưới Online của Nắm Tay chỉ 5 phút tạo thiệp, tiết kiệm hơn 5 triệu đồng và 3 tháng tạo bộ thiệp cưới nhé!