Lễ đen là gì? Lễ đen bao nhiêu là đủ?

Lễ đen (hay còn gọi là lễ nạp tài, lễ dẫn cưới và lễ nát) là khoản tiền nhà trai cần chuẩn bị cùng sính lễ ăn hỏi để xin cưới cô gái. Khoản tiền này thường được hai gia đình bàn bạc và thống nhất trước từ ngày dạm ngõ.

Vậy ý nghĩa của lễ đen trong đám hỏi là gì? Cần chuẩn bị bao nhiêu lễ đen là đủ? Ngoài lễ đen, lễ ăn hỏi còn cần các tráp lễ và chi phí gì khác? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ý nghĩa của lễ đen trong đám hỏi

Lễ đen là món quà để nhà trai bày tỏ sự biết ơn đối với công sức sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái và thể hiện tấm lòng muốn đón con dâu về nhà chồng. Sau khi nhà gái nhận lễ đen, họ có thể tùy ý sử dụng để chuẩn bị cho lễ vu quy, mua trang sức hồi môn cho cô dâu hoặc làm quà tặng cho cô dâu chú rể làm vốn liếng sau này. 

Lễ đen bao nhiêu là đủ? Cách chuẩn bị lễ đen cho đám hỏi

Lễ đen thường dao động từ 1 - 10 triệu đồng nhưng hai gia đình hoàn toàn có thể chuẩn bị nhiều hơn nếu dư dả về mặt tài chính vì số tiền càng nhiều càng phần nào thể hiện sự trân trọng đối với cô dâu. Ngoài ra, số tiền cụ thể sẽ tùy thuộc vào văn hóa vùng miền.
Ví dụ, lễ đen trong ăn hỏi miền Bắc thường là số lẻ ( 5, 7 hoặc 9 triệu đồng) do ở đây quan niệm số lẻ tượng trưng cho người sống. Trái lại, lễ đen trong ăn hỏi miền Nam thường là số chẵn (6, 8 hoặc 10 triệu đồng) do quan niệm lộc, phát trong hôn nhân.
Để chuẩn bị lễ đen, nhà trai sẽ cần số tiền đã thống nhất từ ngày dạm ngõ và một ít phong bao. Trong đó, số tiền cần chuẩn bị nên là những tờ tiền mới phẳng phiu. Còn phong bao có thể là loại bán sẵn ở cửa hàng tạp hóa hoặc loại in riêng ở nơi làm thiệp cưới, tùy theo ngân sách và sở thích của bạn.
Ví dụ, nếu ngân sách hạn hẹp và bạn cũng không có yêu cầu gì quá lớn, phong bao mua sẵn sẽ là lựa chọn thích hợp vì giá loại này rẻ hơn, chỉ từ 5,000 - 10,000 đồng/bao.
Còn trường hợp bạn dư dả tài chính hơn và muốn tạo dấu ấn cá nhân với khách mời, hãy chọn in ấn theo yêu cầu nhé. Loại này đương nhiên sẽ đắt hơn, giá thường dao động từ 10,000 - 20,000 đồng/bao.
Số lượng phong bao lễ đen cần chuẩn bị thì thường là 1, 3 hoặc 5 phong nhưng con số chính xác hơn sẽ phụ thuộc vào số lượng bát hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Vì vậy, để chuẩn bị lễ đen chu toàn, nhà trai nên hỏi thông tin từ nhà gái trước.

Cách chuẩn bị các tráp lễ ăn hỏi khác

 Bên cạnh lễ đen, lễ ăn hỏi sẽ cần 5 tráp lễ cơ bản khác hoặc nhiều hơn nữa nếu ngân sách hai bên gia đình cho phép. Trong đó, 5 tráp lễ ăn hỏi cơ bản nhất là trầu cau, rượu - thuốc lá, bánh cốm - bánh phu thê, hoa quả và chè - mứt sen.
Ngoài các tráp lễ này, nhà trai có thể đặt thêm tráp gà - xôi gấc, tráp lợn sữa hoặc chia tráp bánh cốm - bánh phu thê và tráp chè - mứt sen thành các tráp riêng để lễ vật trông đầy đặn hơn. 
Số lượng tráp lễ chính xác sẽ phụ thuộc vào văn hóa vùng miềnngân sách mâm quả của hai bên gia đình. Ví dụ, xét theo văn hóa vùng miền, số lượng tráp ăn hỏi miền Bắc thường là 5, 7 hoặc 9 tráp lễ, miền Trung thường là 5 tráp và miền Nam thường là 6, 8 hoặc 10 tráp.
Còn khi cân đối số tráp dựa trên ngân sách thực tế, thường các gia đình sẽ đặt được tối thiểu 5 - 6 tráp lễ với số tiền khoảng 15 triệu đồng. Nếu ngân sách dư dả hơn (từ 20 - 25 triệu đồng) họ hoàn toàn có thể nâng số tráp lên thành 7 - 8 tráp lễ. 
Trường hợp thoải mái nhất, khi nhà trai có ngân sách từ 30 triệu đồng trở lên, họ có thể đặt hẳn 9 - 10 tráp lễ hoặc nâng cấp chất lượng lễ vật trong tráp lên để bày tỏ sự chu đáo với nhà gái.
Vậy trên thực tế có những loại tráp lễ nào? Mỗi tráp lễ mang ý nghĩa gì và cần chuẩn bị ra sao? Cùng tham khảo ý nghĩa và cách chuẩn bị của 7 tráp lễ phổ biến nhất hiện nay dưới đây:

Tráp trầu cau

Tráp trầu cau mang ý nghĩa mở lời quan hệ hôn nhân do ông cha ta quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Mỗi tráp trầu cau thường gồm một buồng cau từ 60 - 100 quả cau chẵn, một bó lá trầuba cành vỏ cây chay, có thể trang trí thêm chữ hỷ hoặc rồng phượng để tăng sự trang trọng.

Tráp rượu thuốc

Tráp rượu thuốc là tráp lễ để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên gia đình nhà gái. Tráp lễ này sẽ bao gồm 3 chai rượu vang3 cây thuốc lá. Trong đó, rượu vang thường là các loại phổ biến như Chile, Vodka hoặc Chivas. 
Còn thuốc lá cũng là các loại tương đối quen thuộc như 555, Hà Nội hoặc Thăng Long. Để tráp lễ này thêm đẹp mắt, thường các bên dịch vụ sẽ trang trí thêm nơ, ruy băng và hoa tươi.

Tráp bánh cốm - bánh phu thê

Tráp bánh cốm - bánh phu thê là tráp lễ thể hiện tình nghĩa vợ chồng, cầu mong cho hôn nhân sẽ trọn vẹn, thủy chung. Trong tráp này, số lượng bánh thường từ 60 - 100 hộp bánh
Loại bánh thì sẽ tuỳ theo vùng miền, thường ở miền Bắc là bánh cốm, miền Nam là bánh phu thê và miền Tây là bánh pía. Bánh được trang trí xếp hình tháp gắn nơ đỏ hoặc chữ Hỷ giúp thêm phần bắt mắt.

Tráp hoa quả

Tráp hoa quả là tráp lễ để bày tỏ mong muốn tình yêu của cặp đôi sẽ luôn ngọt ngào, tươi mới trong suốt quãng đường phía trước. Tráp lễ này sẽ bao gồm 5 hoặc 9 loại quả, thường là các loại phổ biến như như táo, cam, thanh long, xoài, lê, nho. Ngoài ra, tráp lễ cũng được trang trí thêm các loại hoa tươi như ly, lan trắng và hồng các loại để tạo điểm nhấn.

Tráp chè - mứt sen

Tráp chè - mứt sen giống như lời chúc phúc cho cặp uyên ương luôn bên nhau trước mọi đắng cay ngọt bùi của cuộc sống. Loại tráp này bao gồm 80 - 100 hộp chè và mứt, trong đó, chè thường là chè Tân Cương, Ô Long hoặc chè nhài, còn mứt thì là mứt sen, được chia đều thành 9, 11 hoặc 13 hạt/hộp. Các hộp chè và mứt này sẽ được xếp thành tháp và cài thêm hoa cho bắt mắt

Tráp gà - xôi gấc

Tráp gà - xôi gấc là tráp lễ chúc cho tình yêu của cặp vợ chồng luôn bền chặt và gặp nhiều may mắn. Loại tráp này thường bao gồm 6 - 10 ổ xôi gấc hình trái tim xếp cạnh nhau và một con gà luộc đặt bên trên. Sau đó, tráp có thể trang trí thêm hoa lá tươi cho sang trọng hơn.

Tráp lợn sữa

Tráp lợn sữa đại diện cho những may mắn, tài lộc trong cuộc sống hôn nhân của cặp đôi mới cưới. Trong tráp này, lợn sữa sẽ là loại từ 10 - 25 kg, được quay vàng rộm lên rồi đặt trên khay lễ phủ vải đỏ. Ngoài ra, lợn sữa có thể được trang trí thêm các loại rau củ như cà rốt, khoai tây và hành hoa để tổng thể tráp lễ trông đầy đặn hơn.

Dự trù chi phí cho lễ ăn hỏi

Tổng chi phí cho lễ ăn hỏi thường dao động từ 50 - 90 triệu đồng, bao gồm tiền của các hạng mục cơ bản như rạp cưới, tráp lễ, trang phục, mâm cỗ, xe đưa đón và quay phim chụp ảnh đám hỏi.

Tiền rạp, trang trí đám hỏi từ 25 - 40 triệu đồng

Tiền rạp, trang trí đám hỏi bao gồm 5 chi phí cơ bản là tiền trang trí gia tiên, cổng hoa, sân khấu, rạp đám hỏi và bàn ghế mời khách. Trong đó, tiền trang trí gia tiên đám hỏi dao động từ 3 - 8 triệu đồng, thường đã bao gồm các dịch vụ như gồm dọn dẹp, phông hỷ, lọ hoa và mâm ngũ quả.
Chi phí cổng hoa đám hỏi sẽ trong khoảng 5 - 15 triệu đồng tùy theo loại hoa được sử dụng là hoa lụa hay hoa tươi. Thường hoa tươi sẽ đắt hơn hoa lụa nhưng hãy chọn loại hoa này nếu bạn đủ ngân sách nhé vì trông hoa sẽ tươi mới và sang trọng hơn. 
Chi phí sân khấu đám hỏi thì thường dao động trong khoảng từ 5 - 10 triệu đồng. Chi phí này sẽ bao gồm 4 hạng mục cơ bản như bục, phông backdrop, âm thanh ánh sáng và MC dẫn chương trình.
Còn tiền phông rạp và bàn ghế đám hỏi sẽ rơi vào khoảng từ 10 - 20 triệu đồng cho đám hỏi từ 60 - 100 khách mời. Tiền này thường đã bao gồm chi phí khung rạp (5 - 10 triệu đồng) và chi phí bàn ghế (10 - 20 triệu đồng).

Chi phí trang phục đám hỏi từ 5 - 10 triệu đồng

Tiền trang phục đám hỏi thường bao gồm tiền áo dài cưới cho cặp đôi, trang phục đội bê tráp và trang phục của bố mẹ cô dâu chú rể. Trong đó, tiền áo dài cưới của cô dâu chú rể sẽ vào khoảng 2 triệu đồng/cặp nếu đi thuê và từ 5 triệu đồng/cặp nếu đi may. 
Trường hợp cô dâu chú rể muốn mặc theo phong cách hiện đại hơn thì có thể thay thế áo dài chú rể bằng vest hoặc sơ mi - quần âu tối màu. Chi phí của các trang phục này sẽ trong khoảng 1 - 2 triệu đồng/bộ.
Chi phí thuê trang phục cho đội bê tráp thì dao động từ 100,000 - 200,000 đồng/bộ. Tuy nhiên, nếu cặp đôi muốn tiết kiệm chi phí hơn thì có thể chỉ thuê áo dài nữ và cho đội tráp nam tự chuẩn bị quần đen - áo sơ mi.
Với bố mẹ cô dâu chú rể, chi phí trang phục sẽ dao động từ 500,000 - 2 triệu đồng/người. Trong đó, các bố sẽ thường mua hoặc may vest với giá từ 1 - 2 triệu đồng. Còn các mẹ có thể đi thuê áo dài với giá 500,000 đồng hoặc may mới với giá 2 triệu đồng.

Chi phí tiệc ăn hỏi từ 2 - 15 triệu đồng

Nhà gái có thể chuẩn bị tiệc ngọt hoặc mặn để tiếp đãi nhà trai tuỳ theo độ xa gần của hai bên gia đình. Nếu hai gia đình gần nhau, nhà gái chỉ cần chuẩn bị tiệc ngọt với chi phí từ 1 - 2 triệu đồng bao gồm bánh kẹo, hoa quả và trà ăn nhẹ.
Nếu hai gia đình ở xa nhau, nhà gái sẽ cần chuẩn bị tiệc mặn thiết đãi khách mời và nhà trai với chi phí từ 10 - 15 triệu đồng cho 5 - 10 mâm cỗ 5, 7 hoặc 9 món.

Chi phí trang điểm cô dâu từ 1 - 2 triệu đồng

Giá trang điểm ăn hỏi cho cô dâu dao động từ 1 - 2 triệu đồng. Nếu là gói rẻ hơn thường chỉ bao gồm dịch vụ trang điểm, làm tóc tại nhà và hỗ trợ cô dâu trong lễ ăn hỏi. Trường hợp bạn lựa chọn gói đắt hơn (2 triệu đồng) có thể kèm thêm dịch vụ trang điểm cho mẹ cô dâu và đội tráp nữ.

Chi phí thuê xe ăn hỏi từ 3 - 5 triệu đồng

Để chở hết đoàn nhà trai và các tráp lễ, hai gia đình sẽ cần thuê từ 1 - 2 xe du lịch 16 - 32 chỗ. Chi phí thuê xe dao động từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/xe tuỳ thuộc vào khoảng cách xa gần giữa nhà trai và nhà gái.

Chi phí quay phim, chụp ảnh đám hỏi từ 4 - 5 triệu đồng

Nếu định lưu giữ kỷ niệm ngày ăn hỏi, hai gia đình sẽ cần tốn thêm chi phí quay phim, chụp ảnh để ghi lại hành trình của nhà trai và các nghi thức trao lễ ở nhà gái. Dịch vụ này sẽ cần từ 4 - 5 triệu đồng, đã bao gồm 1 - 2 thợ chụp ảnh, quay phim trong suốt buổi lễ và trả video, ảnh theo yêu cầu của cặp đôi.

Nhà trai cần chuẩn bị những gì cho lễ ăn hỏi?

Để chuẩn bị cho ngày lễ ăn hỏi suôn sẻ, nhà trai sẽ cần lo liệu các công việc về mặt lễ vật xin dâu. Chẳng hạn như tráp ăn hỏi, lễ đen hay phương tiện sang nhà gái. Những công việc trên sẽ cần chuẩn bị từ rất sớm (khoảng 3 - 4 tháng trước đám hỏi) và theo một trình tự phù hợp. Cụ thể, nhà trai cần chuẩn bị:

Bước 1: Tráp ăn hỏi

Sau khi thống nhất về số lượng tráp lễ trong ngày dạm ngõ, nhà trai nên tiến hành công đoạn chuẩn bị tráp lễ từ 1 - 2 tháng trước đám cưới, thậm chí có thể sớm hơn, từ 3 - 4 tháng nếu vào các mùa cao điểm. Gia đình có thể lựa chọn tự tạo hình tráp lễ để tiết kiệm hoặc thuê bên dịch vụ làm tráp lễ ăn hỏi trọn gói cho tráp lễ đẹp mắt hơn.
Trường hợp nhà trai tự làm tráp ăn hỏi, gia đình sẽ cần tự mua nguyên liệu trong trápnguyên liệu trang trí để tự tiến hành trang trí. Về nguyên liệu trong tráp, hãy đảm bảo mua được nguyên liệu chất lượng tốt như trầu cau mới, chè tươi. Còn những vật dụng trang trí cần mua sẽ là khay, vải đỏ, ruy băng, nơ và chữ hỷ. 
Nếu không đảm bảo mua được nguyên liệu tốt và không khéo tay, gia đình nên thuê bên dịch vụ làm tráp lễ trọn gói để đảm bảo tráp lễ được chuẩn bị đầy đủ và trang trí đẹp mắt hơn. Hãy tham khảo kinh nghiệm từ anh em, bạn bè về địa chỉ bên dịch vụ và tham khảo chất lượng, giá cả của 2 - 3 bên trước khi lựa chọn nhé. 

Bước 2: Đội bê tráp nam

Khi lựa chọn đội bê tráp nam, gia đình cần đáp ứng đủ số lượng và một vài tiêu chuẩn theo truyền thống cưới hỏi. Cụ thể, về số lượng, đội bê tráp nam sẽ có số người tương ứng với số tráp đã thống nhất vì mỗi chàng trai sẽ có nhiệm vụ bê một tráp lễ. 
Về tiêu chuẩn lựa chọn, những chàng trai bê tráp thường nhỏ tuổi hơn chú rể và cần chưa lập gia đình do tục trao tráp lễ như một cách bán duyên giữa nhà trai và nhà gái. Chú rể có thể nhờ anh em, bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết bê tráp sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Nếu không, có thể thuê dịch vụ bê tráp với chi phí từ 200,000 - 300,000 đồng/người.

Bước 3: Trang phục

Trang phục ăn hỏi của nhà trai bao gồm trang phục chú rể, trang phục của bố mẹ và của đội tráp nam. Trong đó, trang phục ăn hỏi của chú rể cần chuẩn bị cầu kỳ hơn nhiều so với bố mẹ và đội tráp nam. 
Cụ thể, trang phục ăn hỏi của chú rể có thể là áo dài truyền thống, vest hoặc đơn giản hơn là sơ mi trắng - quần âu lịch sự. Để lựa chọn được bộ trang phục phù hợp, bạn cần lưu ý phong cách mình ưa thích cũng như phong cách trang phục ăn hỏi của cô dâu nhé.
Chẳng hạn, nếu bạn ưa thích phong cách cổ truyền, hãy lựa chọn áo dài cặp khi cô dâu cũng lựa chọn áo dài ăn hỏi truyền thống. Ngược lại, nếu ưa thích hiện đại hơn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một bộ vest sang trọng kết hợp cùng áo dài cách tân của cô dâu. Đừng ngại lựa chọn một bộ sơ mi trắng - quần âu nếu bạn ưa thích sự tối giản nhé.
Đối với bố mẹ chú rể, hai người sẽ cần mặc những bộ quần áo trang trọng, lịch sự hơn quần áo hàng ngày. Ví dụ, bác trai có thể mặc vest hoặc sơ mi - quần thô, bác gái có thể mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân.
Đối với đội tráp, gia đình có thể thuê trang phục áo dài truyền thống trong trường hợp cô dâu và chú rể lựa chọn phong cách truyền thống cho lễ ăn hỏi. Trường hợp muốn tiết kiệm chi phí, nhà trai có thể cho đội tráp tự chuẩn bị sơ mi trắng - quần âu lịch sự.

Bước 4: Phương tiện di chuyển 

Trước khi thuê xe, gia đình cần biết cụ thể số người sẽ sang nhà gái ăn hỏi là bao nhiêu, số lượng và độ lớn của mỗi tráp lễ như thế nào. Sau đó, hãy tham khảo người thân, bạn bè về những nhà xe uy tín, chất lượng và giá cả sao cho phù hợp với khả năng tài chính. Hãy đặt xe trước ngày ăn hỏi 2 - 3 tuần để đảm bảo còn đủ số lượng xe cần thiết nhé.

Bước 5: Đặt gói quay phim chụp hình

Nhà trai sẽ cần liên hệ với studio quay phóng sự đám hỏi ít nhất từ 1 tháng trước đám cưới. Trường hợp tiết kiệm nhất là bạn sẽ mua kèm dịch vụ quay phim, chụp ảnh đám hỏi cùng với gói chụp ảnh cưới trước đó. 
Nếu chưa, bạn có thể tham khảo các gói quay, chụp riêng của studio. Trong quá trình lựa chọn, hãy tham khảo và so sánh các gói theo các tiêu chí: số lượng thợ, phong cách quay, chụp và kết quả (gồm phim, ảnh đã chỉnh sửa) để lựa chọn được gói quay chụp phù hợp nhé.

Lễ ăn hỏi nhà gái cần chuẩn bị những gì?

Đối ngược lại với nhà trai, nhà gái sẽ cần chuẩn bị về địa điểm, tiệc ăn hỏi và các công tác tiếp đón khách khứa trong ngày lễ ăn hỏi. Một số công việc nhà gái cần làm là dọn dẹp gia tiên, rạp và trang trí đám hỏi. Cụ thể, nhà gái cần chuẩn bị những công việc dưới đây.

Bước 1: Trang trí bàn thờ gia tiên

Việc trang trí bàn thờ gia tiên tại nhà gái bao gồm dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ sau đó sẽ trang trí báo hỷ tới tổ tiên. Các công đoạn lau chùi bao gồm quét bụi bẩn, tàn hương, mạng nhện sau đó hãy dùng khăn ướt lau sạch sẽ bề mặt và các ngóc ngách của bàn. Tiếp đó, nhà gái cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa tươi và hương vòng vừa trang trí vừa cúng bái tổ tiên trong ngày hỷ.

Bước 2: Chuẩn bị rạp và trang trí đám hỏi 

Việc dựng rạp, trang trí và sắp xếp bàn ghế cho đám hỏi thường trọn gói trong dịch vụ trang trí đám hỏi. Do vậy, nhà gái chỉ cần lên danh sách khách mời đám hỏi chi tiết và liên hệ với bên dịch vụ để đặt rạp.
Nên liên hệ với bên dịch vụ đặt rạp từ 2 - 3 tháng trước đám hỏi để lựa chọn được bên ưng ý nhất. Sau khi đã lựa chọn được bên cung cấp, bạn hãy dựa vào số lượng khách mời để đặt độ lớn của rạp sau đó dựa vào concept lễ cưới để đặt các hạng mục trang trí.
Cụ thể, về số lượng rạp, hãy đặt dư 1 - 2 bàn so với số lượng khách mời dự định để không gian trông thoáng đãng và dễ di chuyển hơn. Về trang trí, hãy chọn concept trang trí đám hỏi theo concept đám cưới đã đặt. Tuy nhiên trường hợp không có concept đám cưới nhất định, bạn có thể lựa chọn các màu hot trend hiện nay như trắng, cam, vàng hoặc đỏ truyền thống.

Bước 3: Đặt tiệc đám hỏi

Việc chuẩn bị tiệc đám hỏi là tiệc ngọt hay mặn sẽ phụ thuộc vào độ xa gần của hai nhà. Cụ thể, nếu nhà trai và nhà gái gần nhau, gia đình sẽ chỉ cần chuẩn bị tiệc ngọt bao gồm hoa quả, bánh kẹo và trà thiết đãi khách khứa trong quá trình diễn ra lễ ăn hỏi.
Ngược lại, nếu hai nhà cách xa nhau, việc chuẩn bị tiệc sẽ cần cả tiệc ngọt trong lễ và tiệc mặn sau khi lễ ăn hỏi hoàn thành. Khi đó, nhà gái có thể tự chuẩn bị cỗ 7 - 9 món nếu có đủ nhân lực nấu nướng. Trường hợp không muốn bày vẽ việc nấu nướng, gia đình có thể đặt tiệc với giá từ 150,000 - 500,000 đồng/khách.

Bước 4: Đội bê tráp nữ 

Tương tự đội tráp nhà trai, đội tráp nữ nhà gái cũng cần có số lượng tương ứng với số lượng tráp và cần là những thiếu nữ chưa kết hôn. Cô dâu nên nhờ bạn bè, chị em hoặc đồng nghiệp là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không đủ số lượng người, cô dâu có thể thuê dịch vụ bê tráp với chi phí từ 200,000 - 300,000 đồng/người. 

Bước 5: Trang phục

Trang phục ăn hỏi nhà gái bao gồm trang phục ăn hỏi cho cô dâu, bố mẹ cô dâu và đội tráp nữ. Trong đó, cầu kỳ nhất là trang phục cô dâu, trang phục những người còn lại sẽ đơn giản và dễ chuẩn bị hơn.
Cụ thể, trang phục ăn hỏi cô dâu được ưa chuộng nhất là áo dài truyền thống do các nghi lễ ăn hỏi mang đậm phong cách cổ truyền Việt Nam. Khi lựa chọn áo dài truyền thống, cô dâu cần chú ý lựa chọn màu sắc tươi tắn và hoạ tiết cầu kỳ để tôn lên vẻ đẹp nhé.
Chẳng hạn, những màu sắc áo dài ăn hỏi hoàn hảo nhất là trắng, vàng, hồng và đỏ truyền thống. Những họa tiết phù hợp và rồng phượng hoặc uyên ương bắt mắt. Trường hợp cô dâu ưa thích phong cách hiện đại, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn áo dài cách tân trẻ trung hơn hoặc váy cưới đơn giản.
Trang phục bố mẹ cô dâu cũng tương tự như bố mẹ chú rể. Các bác trai thường lựa chọn vest hoặc sơ mi trắng - quần thô và các bác gái thường chọn áo dài truyền thống.
Trang phục đội bê lễ nữ có thể là áo dài truyền thống hoặc cách tân với màu sắc trẻ trung. Ví dụ, đội bê lễ nữ thường mặc áo dài truyền thống hoặc cách tân có màu hồng, vàng với chi phí từ 100,000 - 200,000 đồng/ bộ.
Nhìn chung, tiền đen là một mục khá quan trọng của lễ ăn hỏi và hai nhà cần thỏa thuận kỹ càng với nhau để đảm bảo khoản tiền vừa phù hợp với kinh tế của nhà trai, vừa bày tỏ đúng mực sự trân trọng với nhà gái. Bên cạnh lễ đen, bạn cũng cần chuẩn bị khá nhiều các thủ tục khác để đảm bảo lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi, tham khảo tại Lễ ăn hỏi là gì?

Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!