1. Sự khác biệt giữa Wedding Ceremony và lễ thành hôn
Wedding Ceremony và
lễ thành hôn truyền thống Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt về lễ nghi, quy mô, cách tổ chức tiệc cưới và cỗ cưới nên bạn cần cân nhắc về sở thích cá nhân, khả năng tài chính và quan điểm của gia đình trước khi lựa chọn hình thức tổ chức.
Nếu bạn thích phong cách trẻ trung, hiện đại, mong muốn tổ chức một lễ cưới độc đáo, lãng mạn, phá cách và được gia đình ủng hộ thì bạn có thể cân nhắc tổ chức Wedding Ceremony. Nếu gia đình coi trọng nề nếp gia phong, muốn lễ cưới truyền thống thì bạn cần cân nhắc thêm về ngân sách và chi phí tổ chức thực tế.
Trong trường hợp có ngân sách dư dả từ 600 triệu đến 800 triệu đồng thì bạn có thể tổ chức Wedding Ceremony cùng bạn bè thân thiết và cả lễ cưới truyền thống cho gia đình và họ hàng hai bên. Còn nếu ngân sách tổ chức đám cưới không quá dư dả (300 - 500 triệu đồng), cặp đôi nên tổ chức lễ cưới truyền thống để làm hài lòng gia đình hai bên.
Nguồn: Quốc Đạt
Wedding Ceremony ít lễ nghi hơn lễ thành hôn truyền thống
Wedding Ceremony thường chỉ có các nghi thức rất
đơn giản như cô dâu chú rể trao lời thề nguyện, trao
nhẫn cưới, và tập trung chủ yếu vào
nhân vật chính của buổi lễ - cô dâu chú rể, chứ
không đặt nặng về gia đình hay
tiếp khách. Vì vậy, một buổi lễ Wedding Ceremony chỉ kéo dài khoảng
30 phút đến 1 tiếng.
Lễ thành hôn truyền thống chú trọng nề nếp gia phong với nhiều
nghi thức phức tạp hơn, gồm
lễ vu quy ở nhà gái, lễ tân hôn ở nhà trai và tiệc cưới tại nhà hàng, khách sạn. Trong mỗi lễ lại có thêm những thủ tục nhỏ làm lễ nhập gia,
trao mâm quả, lễ xin dâu,
lễ rước dâu, lễ gia tiên và lễ dâng trà để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và gia đình hai bên. Vì vậy, lễ thành hôn thường phải kéo dài khoảng
3 tiếng.
Quy mô của Wedding Ceremony thường nhỏ hơn lễ thành hôn truyền thống
Quy mô của Wedding Ceremony giống như một bữa tiệc gia đình ấm cúng, chỉ khoảng từ 30 - 50 người, đều là người thân và bạn bè thân thiết với cô dâu chú rể. Vậy nên, nếu bạn là người mạnh mẽ, cá tính, sẵn sàng loại bỏ những vị khách không thật sự thân thiết thì tổ chức một Wedding Ceremony sẽ rất phù hợp với bạn.
Quy mô của lễ thành hôn truyền thống Việt Nam thì khá lớn, trung bình khoảng 50 bàn với 500 khách mời. Khách mời sẽ bao gồm từ họ hàng cho tới bạn bè và đồng nghiệp của cô dâu chú rể và gia đình hai bên. Vì vậy, hình thức tổ chức này thường hợp ý với người lớn trong gia đình Việt Nam hơn.
Cách tổ chức tiệc cưới của Wedding Ceremony đơn giản hơn lễ thành hôn truyền thống
Wedding Ceremony thường được tổ chức tại nhà thờ hoặc không gian ngoài trời như sân, vườn và bờ biển. Wedding Ceremony
không cần trang trí quá cầu kỳ, chỉ cần một chiếc
cổng hoa đơn giản làm sân khấu, một lối đi và một vài hàng ghế để đảm bảo mọi khách mời có thể quan sát rõ nhất chứ không có bàn tiệc.
Trong khi đó,
lễ thành hôn truyền thống thường được tổ chức trong nhà ở các nhà hàng, khách sạn với nhiều đồ
trang trí phức tạp như phông cưới,
hoa cưới hoặc bàn tiệc. Lễ thành hôn thường có bàn tiệc tròn cho khách mời với cách xếp phổ biến là 8 - 10 người/bàn để thuận tiện trong việc phục vụ cỗ cưới.
Cỗ cưới của Wedding Ceremony thường nhẹ nhàng, đơn giản hơn cỗ cưới truyền thống
Cỗ cưới của Wedding Ceremony thường mang phong cách nhẹ nhàng, sang trọng và thường là tiệc đứng với bánh ngọt và champagne hoặc buffet đồ ăn nhẹ. Cỗ cưới của Wedding Ceremony cũng khá đơn giản, ít món, thường gồm đồ uống và 4 - 5 đồ ăn nhẹ.
Trong khi đó, cỗ cưới của lễ thành hôn tương đối
cầu kỳ và đa dạng, thường là
tiệc mặn và được phục vụ theo mâm 8 - 10 người. Mỗi mâm sẽ có thực đơn từ 8 - 10 món, đầy đủ từ khai vị, món chính cho tới tráng miệng. Bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn trong bài
18+ thực đơn đám cưới theo xu hướng năm 2022.
Nguồn: Quốc Đạt
2. Wedding Vow là gì? Ý nghĩa của Wedding Vow trong lễ Wedding Ceremony?
Wedding Vow là lời thề nguyện mà cô dâu chú rể trao cho nhau trước khi trao nhẫn với sự chứng kiến của toàn thể khách mời. Wedding Vows có thể là những lời thề nguyện theo mẫu cổ điển, đơn giản như lời hứa sẽ gắn bó bên nhau trọn đời hoặc những lời thề nguyện độc đáo, sáng tạo mà cô dâu chú rể tự viết để gửi gắm cho nửa kia của mình.
3. Kế hoạch tổ chức Wedding Ceremony
Kế hoạch tổ chức Wedding Ceremony gồm 9 bước, bao gồm lập ngân sách, chọn concept tổ chức phù hợp, lên kế hoạch trang trí, lên danh sách khách mời và gửi thiệp cưới, lên kịch bản chương trình, chuẩn bị trang phục và chuẩn bị ê-kíp quay chụp. Để có một buổi lễ Wedding Ceremony viên mãn và trọn vẹn, bạn và nửa kia của mình cần lên kế hoạch chuẩn bị từ sớm, khoảng 8 tháng đến 1 năm trước lễ cưới.
Bước 1: Lập ngân sách cụ thể tổ chức Wedding Ceremony
Để tổ chức một Wedding Ceremony, cô dâu chú rể cần chuẩn bị ngân sách khoảng 200 triệu đến 400 triệu VND. Cặp đôi nên liệt kê các chi phí thật đầy đủ và chi tiết trên file Excel để dễ dàng hơn trong việc quản lý. Bạn có thể tham khảo bảng dự trù ngân sách dưới đây để nắm rõ hơn cách lập ngân sách tổ chức một Wedding Ceremony.
Bảng dự trù ngân sách tổ chức Wedding Ceremony
Lưu ý rằng bảng chi phí trên chỉ là chi phí trung bình và mang tính chất
tham khảo. Để biết thêm chi tiết về cách lập và dự trù ngân sách tổ chức đám cưới đầy đủ tùy theo nhu cầu và sở thích của từng gia đình, bạn có thể tham khảo bài viết
“Chi phí đám cưới bao nhiêu là đủ?”Bước 2: Lựa chọn concept tổ chức Wedding Ceremony
Wedding Ceremony hiện nay thường được tổ chức theo một số phong cách nổi bật như concept vintage, concept rustic, concept retro, concept Địa Trung Hải hoặc concept cổ tích. Mỗi concept lại có nét độc đáo và đặc biệt riêng, vì vậy cặp đôi có thể lựa chọn concept dựa theo sở thích của mình.
Wedding Ceremony theo concept vintage
Wedding Ceremony theo concept vintage phù hợp với các cặp đôi thích sự nhẹ nhàng, ngọt ngào, phóng khoáng, muốn tổ chức lễ cưới hoài cổ, thơ mộng. Wedding Ceremony theo concept vintage thường được tổ chức tại sân vườn, trang trí chủ yếu bằng cây cỏ, hoa lá.
Concept lãng mạn, vintage (Nguồn: Quốc Đạt)
Wedding Ceremony theo concept rustic
Wedding Ceremony theo concept rustic phù hợp với các cặp đôi thích sự mộc mạc, giản dị pha chút hoang dã, rắn rỏi, góc cạnh. Đặc điểm của phong cách rustic là sử dụng gam màu chủ đạo là gam màu trầm, đơn sắc, lấy gỗ và cành cây làm chủ đạo. Wedding Ceremony theo concept rustic thường được tổ chức tại sân vườn, ở ngoại ô bên rừng, có nhiều cây to để tăng thêm nét hoang dã.
Concept rustic mộc mạc, phóng khoáng (Nguồn: Quốc Đạt)
Wedding Ceremony theo concept retro
Wedding Ceremony theo concept retro phù hợp với cặp đôi muốn tổ chức lễ cưới cổ điển mang thiên hướng hiện đại, sang trọng. Đặc trưng của phong cách này là sự hòa quyện độc đáo giữa nét mới mẻ của hiện tại và nét quyến rũ của quá khứ. Wedding Ceremony theo concept retro thường được tổ chức tại sân vườn, có nhiều tiểu cảnh vừa hiện đại vừa cổ điển.
Concept retro vừa hiện đại, vừa cổ điển (Nguồn: Quốc Đạt)
Wedding Ceremony theo concept Địa Trung Hải
Wedding Ceremony theo concept Địa Trung Hải phù hợp với cặp đôi yêu thích phong cách lãng mạn đậm hương vị biển và cảm giác yên bình, gần gũi với thiên nhiên. Đặc điểm của phong cách Địa Trung Hải là gam màu tươi trẻ, dịu dàng với màu xanh dương và trắng đan xen, không gian trang nhã, sang trọng, tươi mát. Wedding Ceremony theo concept Địa Trung Hải thường được tổ chức bên bờ biển, trong villa hoặc resort.
Phong cách Địa Trung Hải trang nhã
Wedding Ceremony theo concept cổ tích
Wedding Ceremony theo concept cổ tích phù hợp với những cặp đôi yêu thích sự lãng mạn, ngọt ngào. Đặc trưng của concept này là được trang trí hoa tươi, bóng bay, gam màu ngọt ngào, nhẹ nhàng và lãng mạn như hồng, cam đào. Wedding Ceremony theo concept cổ tích thường được tổ chức tại vườn hoa, sân vườn hoặc villa, resort rộng rãi.
Concept cổ tích (Nguồn: Quốc Đạt)
Wedding Ceremony theo concept bohemian
Wedding Ceremony concept bohemian phù hợp với cặp đôi yêu thích sự tự do, phóng khoáng. Đặc trưng của Wedding Ceremony concept bohemian là cổng background sân khấu được trang trí bằng vải thô, vải thổ cẩm, các phụ kiện được trang trí bằng gỗ, cườm, lông chim, lông thú, đá tự nhiên. Wedding Ceremony theo concept Bohemian thường được tổ chức tại sân vườn hoặc ở ngoại ô bên rừng, có nhiều cây to.
Phong cách Bohemian hoang dã (Nguồn: Quốc Đạt)
Bước 3: Lựa chọn địa điểm tổ chức Wedding Ceremony
Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony thường là
địa điểm ngoài trời như sân, vườn, villa hoặc trên bãi cát cạnh bờ biển. Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony tốt nhất nên có đủ
5 điều kiện sau: vị trí địa lý tiện lợi, thời tiết thuận lợi mát mẻ, không gian phù hợp concept và rộng rãi, chất lượng món ăn và dịch vụ tốt và các ưu đãi, tiện ích hấp dẫn để vừa ghi điểm với khách mời, vừa giảm thiểu chi phí.
Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony nên có vị trí địa lý tiện lợi cho di chuyển
Nếu Wedding Ceremony có quy mô lớn, cặp đôi nên lựa chọn những địa điểm gần như trong nội thành hoặc vùng ngoại ô để khách dễ di chuyển. Ngoài ra, cặp đôi cũng nên tổ chức ở những địa điểm gần nếu ngân sách không dư dả (tầm 200 - 300 triệu VND), do tổ chức ở một thành phố hoặc đất nước khác sẽ khiến cặp đôi trả thêm chi phí di chuyển và chi phí ăn ở.
Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony nên có thời tiết thuận lợi, mát mẻ
Cô dâu chú rể cần nghiên cứu thời tiết vào thời điểm tổ chức khi lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới. Ví dụ, nếu bạn dự định tổ chức Wedding Ceremony bên bờ biển vào tháng 10, thì Phú Quốc là lựa chọn tuyệt vời, vì lúc này tại Phú Quốc là mùa khô, sóng biển êm đềm, thời tiết mát mẻ dễ chịu. Nha Trang lại không phải là lựa chọn thích hợp, vì tháng 10 Nha Trang sẽ bước vào mùa mưa, thời tiết không quá thuận lợi, mưa dầm dề, kéo dài liên tục.
Do đặc thù tổ chức ngoài trời của Wedding Ceremony, bạn cũng cần trao đổi kỹ lưỡng với trung tâm tổ chức tiệc cưới, nghiên cứu các phương án dự phòng khi thời tiết đột ngột bất lợi, chuẩn bị không gian để phòng trường hợp không thể tổ chức ngoài trời.
Nguồn: Quốc Đạt
Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony nên có không gian phù hợp concept trang trí và quy mô lớn hơn lượng khách
Cặp đôi nên lựa chọn địa điểm tổ chức Wedding Ceremony phù hợp với concept lễ cưới mà mình đã lựa chọn, ví dụ concept vintage, concept retro sẽ phù hợp với địa điểm một sân, vườn hay bãi cỏ, concept rustic hoặc bohemian sẽ phù hợp với villa cạnh rừng có nhiều cây to hoặc concept Địa Trung Hải và concept cổ tích sẽ phù hợp với địa điểm bên bờ biển.
Cô dâu chú rể nên lựa chọn địa điểm có sức chứa bằng hoặc lớn hơn số lượng khách dự tính khoảng 50 người là tốt nhất để sắp xếp các bàn tiệc hợp lý, tránh các bàn tiệc quá gần nhau gây chật chội, khó di chuyển.
Ngoài ra, nếu cặp đôi có ngân sách eo hẹp nhưng vẫn muốn tổ chức Wedding Ceremony, cặp đôi có thể cân nhắc tổ chức tại sân, vườn của một nhà hàng khách sạn trong nội thành để tiết kiệm chi phí di chuyển.
Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony nên có chất lượng món ăn và phục vụ tốt
Cặp đôi có thể tham khảo feedback của các thực khách đã từng dùng bữa tại nhà hàng, hoặc hỏi thăm người thân, bạn bè để có thể đánh giá chất lượng món ăn và phục vụ tại nhà hàng. Ngoài ra, một số nhà hàng sẽ cung cấp dịch vụ dùng thử tiệc cưới, cặp đôi có thể điều chỉnh chất lượng món ăn thông qua buổi dùng thử này.
Địa điểm tổ chức Wedding Ceremony nên có nhiều ưu đãi, tiện ích
Cô dâu chú rể nên chọn những nhà hàng, khách sạn tổ chức Wedding Ceremony được miễn phí chi phí thuê địa điểm khi lựa chọn gói cỗ cưới cao cấp hoặc đạt lượng khách tối thiểu mà nhà hàng yêu cầu để tiết kiệm tối đa chi phí.
Ngoài ra, cặp đôi hỏi thêm về các chương trình ưu đãi đang được áp dụng khi lựa chọn địa điểm tổ chức Wedding Ceremony. Ví dụ, có những nhà hàng sẽ tặng voucher chụp ảnh cưới, áo dài và vest cưới cho cô dâu chú rể, đặt 10 mâm tặng 1 mâm, miễn phí sử dụng dịch vụ tiện ích tại nhà hàng.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 4: Lên ý tưởng trang trí Wedding Ceremony
Khi lên ý tưởng trang trí Wedding Ceremony, bạn cần lựa chọn tone màu trang trí sao cho phù hợp với concept của mình, chọn loại hoa và màu hoa thích hợp để làm thành cổng hoa trang trí - background sân khấu của Wedding Ceremony.
Tone màu trang trí Wedding Ceremony
Tone màu trang trí Wedding Ceremony cần phù hợp với concept mà cô dâu chú rể đã lựa chọn. Đối với Wedding Ceremony theo concept vintage hoặc cổ tích, tone màu chủ đạo thường là màu trắng, xanh lá nhạt, các gam màu pastel tươi sáng như hồng, cam đào, vàng hoặc tím.
Đối với Wedding Ceremony theo concept rustic hoặc bohemian, tone màu gỗ, nâu, rêu, cam đất hoặc thổ cẩm rất được ưa chuộng. Đối với concept retro hoặc Địa Trung Hải, cặp đôi nên lựa chọn những gam màu hiện đại, tươi sáng như xanh dương, vàng, cam, xanh oliu.
Nguồn: Quốc Đạt
Hoa cưới trang trí Wedding Ceremony
Khi lựa chọn hoa trang trí cho Wedding Ceremony, cô dâu chú rể nên cân nhắc lựa chọn số lượng hoa và màu sắc phù hợp với concept trang trí đã lựa chọn. Ví dụ với concept vintage hay cổ tích, cặp đôi nên trang trí nhiều hoa với gam màu ngọt ngào, tươi sáng như hồng, cam, xanh lá cây. Đối với các concept mộc mạc hơn như rustic hoặc bohemian, số lượng hoa nên giảm bớt ít hơn, màu sắc cũng nên là những màu nhẹ nhàng như trắng, kem.
Để tiết kiệm chi phí tổ chức Wedding Ceremony, cô dâu chú rể có thể lựa chọn trang trí bằng hoa lụa thay cho hoa tươi vì hoa lụa có chi phí thấp hơn mà chất lượng cũng không kém hoa tươi quá nhiều. Gói trang trí với hoa lụa thường dao động khoảng 15 - 20 triệu VND, trong khi gói trang trí bằng hoa tươi có thể lên đến 30 - 40 triệu VND phụ thuộc vào loại hoa mà cặp đôi lựa chọn. Bên cạnh đó, nếu cầu kì hơn, bạn có thể đặt những giống hoa tươi từ nước ngoài để tạo dấu ấn, tăng phần độc đáo cho buổi lễ.
Cô dâu chú rể nên sử dụng hoa trang trí cho Wedding Ceremony tại cổng hoa, hoa cầm tay cô dâu, hoa cài áo chú rể, hoa cho phù dâu phù rể, các bục hoa bên lễ đường và hoa tại bàn lễ tân, ghế và bàn tiệc đãi khách.
Cổng hoa: Cổng hoa của Wedding Ceremony nên sử dụng những loại
hoa dáng dài, dáng leo hoặc rủ xuống như hoa hồng leo xen kẽ với những bông hoa nhỏ kết hợp với lá hoặc tấm vải trang trí để tạo độ thướt tha, mềm mại.
Nguồn: Quốc Đạt
Hoa cầm tay cô dâu: Khi lựa chọn hoa cầm tay, cô dâu cần cân nhắc đến yếu tố
concept lễ cưới, váy cưới, vóc dáng cũng như
thời gian và không gian của lễ cưới. Ví dụ nếu lễ cưới tổ chức vào mùa xuân, hoa cầm tay có thể là hoa hồng, hoa mẫu đơn, thủy tiên, còn lễ cưới vào mùa đông thì chọn hoa có màu sắc ấm áp như hoa cẩm chướng, tulip. Bạn có thể tham khảo thêm cách lựa chọn hoa cưới tại
Kinh nghiệm chọn hoa cưới xuất sắc cho cô dâu.
Hoa cài áo chú rể: Hoa cài áo chú rể phải có sự tương đồng với hoa cầm tay cô dâu, tuy nhiên chỉ nên lựa chọn những loại hoa có kích thước nhỏ để tạo sự cân đối với dáng người. Ngoài ra, màu sắc của hoa cài áo cũng cần có sự hài hòa với trang phục chú rể, ví dụ hoa màu rực rỡ như đỏ, vàng, cam sẽ hợp với vest đen hoặc trắng, hoa màu nhẹ nhàng hơn như xanh lá cây sẽ hợp với vest xám ghi.
Hoa cầm tay của phù dâu và cài áo phù rể (nếu có): Hoa cầm tay của phù dâu và cài áo phù rể sẽ giống với hoa của cô dâu chú rể, tuy nhiên kích thước sẽ nhỏ hơn để làm nổi bật cô dâu chú rể. Ngoài ra, phù dâu hoặc các bé thiên thần có thể cầm lẵng cánh hoa hồng để rải khi cô dâu bước vào lễ đường.
Nguồn: Quốc Đạt
Các bục hoa bên lễ đường: Các bục hoa bên lễ đường thường là các đóa hoa to, kết hợp đa dạng nhiều loại hoa và màu sắc khác nhau. Cặp đôi có thể tạo hình thành từng lẵng hoa và rải thêm cánh hoa xuống lễ đường để tăng phần ngọt ngào, lãng mạn.
Hoa trang trí bàn lễ tân, ghế ngồi, bàn tiệc: Để trang trí bàn lễ tân, ghế ngồi của khách mời hoặc bàn tiệc cưới, cặp đôi nên sử dụng những loại hoa nhỏ, đơn giản như hoa hồng, hoa baby, hoa cúc đồng tiền để tạo sự nhẹ nhàng, và nên có sự phân bổ số lượng hoa hợp lý, tránh dày đặc quá nhiều gây thiếu thẩm mỹ.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 5: Lên danh sách khách mời tham dự Wedding Ceremony
Cô dâu chú rể cần cân nhắc kỹ lưỡng danh sách khách mời do quy mô nhỏ của Wedding Ceremony. Cô dâu chú rể chỉ nên mời những người thật sự thân thiết, quan trọng với cô dâu chú rể, không nên mời quá nhiều bạn xã giao, người quen, họ hàng xa để tạo nên không khí đầm ấm, thân thiết cho buổi lễ Wedding Ceremony.
Cô dâu chú rể nên lên danh sách khách mời trên file excel để tiện theo dõi, quản lý số lượng khách mời tham gia Wedding Ceremony. Khi lên danh sách khách mời trên file excel, bạn có thể tạo file với các cột Tên, Mối Quan Hệ, Đã Thông Báo, Đã Gửi Thiệp, Đã Xác Nhận Tham Dự để có thể dễ dàng kiểm soát số lượng khách mời và điều chỉnh khi in thiệp cưới sau này.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 6: Gửi thiệp cưới tới khách mời tham dự Wedding Ceremony
Trước khi tổ chức Wedding Ceremony khoảng
6 - 8 tháng, cặp đôi nên bắt đầu gửi
thiệp Save The Date tới khách mời để họ có thể sắp xếp thời gian phù hợp tham dự lễ cưới. Sau đó, trước Wedding Ceremony
7 - 9 ngày, cặp đôi mới gửi thiệp cưới chính thức đến khách mời.
Ngoài ra, để cẩn thận hơn trong việc xác định lượng khách mời tham dự, đặc biệt đối với Wedding Ceremony tổ chức tại thành phố hoặc đất nước khác, trước Wedding Ceremony khoảng 01 tháng, cặp đôi có thể gửi thêm thiệp RSVP.
Nếu cô dâu chú rể không có thời gian in và gửi thiệp cưới, muốn kiểm soát chính xác số lượng khách mời tham dự Wedding Ceremony, cặp đôi có thể tạo
thiệp cưới online cho riêng mình, sau đó gửi thiệp cưới online và nhận tiền mừng cưới ngay lập tức.
Bước 7: Lên kịch bản chương trình Wedding Ceremony
Wedding Ceremony sẽ có 3 nghi thức quan trọng là nghi thức đón dâu, trao lời thề nguyện và nhẫn cưới, nghi thức kết đôi, vậy nên khi lên kịch bản chương trình, cặp đôi có thể sáng tạo, nghĩ ra ý tưởng độc đáo để tạo dấu ấn riêng cho Wedding Ceremony.
Khi lên kịch bản cho Wedding Ceremony, cặp đôi cần chia các hạng mục công việc cho từng người cụ thể và mô tả chi tiết công việc ấy sẽ như thế nào. Bạn có thể tham khảo cách lên kịch bản chương trình dành cho Wedding Ceremony dưới đây để biết rõ hơn về các hạng mục công việc cũng như những người sẽ đảm nhiệm công việc đó:
Nếu cô dâu chú rể quá bận rộn hoặc cảm thấy tự tổ chức Wedding Ceremony quá phức tạp, có thể
thuê wedding planner chuyên nghiệp để lên kịch bản. Nhưng cần lưu ý, đừng phó thác hoàn toàn kịch bản chương trình cho
trung tâm tiệc cưới hoặc wedding planner. Cô dâu chú rể nên có những ý tưởng, kịch bản cho đám cưới của riêng mình và wedding planner là người sẽ góp ý, hệ thống lại và hiện thực ý tưởng đó.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 8: Chuẩn bị trang phục mặc trong Wedding Ceremony
Trang phục trong Wedding Ceremony thường nhẹ nhàng, đơn giản, không cầu kỳ về mặt truyền thống như tiệc cưới tổ chức trong nhà. Cả cặp đôi, người thân và bạn bè chỉ cần mặc trang phục theo concept của buổi Wedding Ceremony hoặc dresscode yêu cầu là được.
Cô dâu nên chọn váy cưới nhẹ nhàng, đơn giản
Cô dâu nên chọn váy cưới có
kiểu dáng phù hợp với concept,
thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản và độ dài đến mắt cá chân thay vì váy cưới cầu kỳ, quá dài hoặc quá bồng bềnh khiến cô dâu khó
di chuyển trong
tiệc cưới ngoài trời.
Chất liệu váy cưới nên mỏng, nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi như voan, ren, cotton, tránh những chất liệu dày và cứng như satin hoặc gấm. Khi lựa chọn màu sắc váy cưới, ngoài màu trắng, cô dâu có thể chọn các màu khác phù hợp với concept và tone màu tiệc cưới như xanh dương, hồng phấn, vàng hoặc cam.
Chi phí váy cưới sẽ dao động khoảng
4 - 10 triệu VND tùy theo bạn may, mua hay thuê váy cưới, cũng như kiểu dáng và chất liệu, họa tiết của váy cưới. Bạn có thể tham khảo thêm ưu nhược điểm của việc may, mua hay thuê váy cưới và các mẫu váy cưới theo xu hướng năm 2022 trong
Kinh nghiệm chọn váy cưới từ A - Z. Váy cưới cô dâu cho Wedding Ceremony (Nguồn: Quốc Đạt)
Chú rể nên mặc vest lịch lãm, sang trọng
Chú rể nên chọn các bộ vest có thiết kế đơn giản, lịch lãm với tông màu chủ đạo là màu đen, trắng, xám hoặc tông màu của concept trang trí. Chú rể có thể cài thêm đóa hoa cùng loại với hoa cầm tay cô dâu trên ngực áo để tạo điểm nhấn.
Chi phí trang phục chú rể sẽ dao động khoảng
5 - 8 triệu VND tùy chất liệu và cách may đo bộ vest. Để tìm được bộ vest ưng ý lại phù hợp với ngân sách cá nhân, bạn có thể tham khảo
Kinh nghiệm chọn vest chú rể từ A - Z.
Nguồn: Quốc Đạt
Bố mẹ của cô dâu chú rể nên mặc trang phục sang trọng, thanh nhã
Trang phục của mẹ cặp đôi có thể là một bộ váy sang trọng, thanh nhã như váy chữ A, váy đi tiệc đơn giản. Trang phục của bố của cô dâu chú rể thì chỉ cần là một bộ vest lịch sự cùng màu với bộ của chú rể.
Nguồn: Quốc Đạt
Khách mời nên mặc theo dresscode được yêu cầu hoặc theo concept tiệc cưới
Khách mời có thể dễ dàng lựa chọn trang phục tham dự đám cưới bằng cách hỏi dresscode của cô dâu chú rể và chọn đồ sao cho tone sur tone với cô dâu chú rể, hoặc chọn quần áo có gam màu chủ đạo trùng với Wedding Ceremony để buổi lễ thêm phần gần gũi và thân mật.
Bước 9: Chuẩn bị ê-kíp quay phim, chụp hình trong Wedding Ceremony
Nếu ngân sách tổ chức Wedding Ceremony dư dả từ 500 triệu VND đến 700 triệu VND, bạn có thể cân nhắc thuê ê-kíp quay phim chụp ảnh chuyên nghiệp với các gói quay phim, chụp ảnh, quay phóng sự cưới đa dạng. Thông thường giá cả có sự dao động từ 5 triệu đến khoảng 20 triệu VND tùy vào số lượng bức ảnh, video và chất lượng ảnh mà cô dâu chú rể yêu cầu.
Nếu ngân sách tổ chức Wedding Ceremony hạn hẹp hơn, chỉ từ 100 triệu VND đến 150 triệu VND, bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè có máy ảnh, máy quay phim để ghi lại mọi khoảnh khắc trong tiệc cưới, tuy nhiên chất lượng ảnh và video sẽ không cao bằng thuê studio chuyên nghiệp.
3. Trình tự của một buổi Wedding Ceremony
Bước 1: Ổn định vị trí trước lễ Wedding Ceremony
Khách mời sẽ tới địa điểm tổ chức Wedding Ceremony theo thời gian trên thiệp mời, ổn định vị trí, chỗ ngồi. Khi tổ chức Wedding Ceremony theo phong cách phương Tây, hai gia đình có thể không cần quá cầu kỳ trong việc sắp xếp, có thể tùy ý lựa chọn. Bố mẹ, người thân của cô dâu chú rể sẽ ngồi những hàng ghế đầu, còn bạn bè thì sẽ lựa chọn vị trí ngồi ở các hàng ghế sau.
Trong thời gian chờ đợi đến giờ cử hành buổi lễ, các khách mời có thể ngồi trò chuyện, nghe nhạc, xem ảnh và video cưới của cô dâu chú rể hoặc thưởng thức một số đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, cocktail…
Bước 2: Giới thiệu chương trình buổi lễ Wedding Ceremony
Khi đã tới giờ tiến hành buổi lễ, MC dẫn chương trình sẽ bước lên sân khấu, cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian tới chung vui cùng đôi bạn trẻ, giới thiệu đôi nét về chương trình cũng như các hoạt động sẽ diễn ra trong buổi lễ.
Bước 3: Nghi thức đón dâu trong lễ Wedding Ceremony
Sau khi hoàn thành việc giới thiệu chương trình và khuấy động không khí, MC sẽ mời các vị khách chứng kiến khoảnh khắc đáng mong đợi nhất của buổi lễ - nghi thức đón dâu.
Theo truyền thống, nghi thức đón dâu có thể được tiến hành bằng cách bố cô dâu cầm tay con gái và đặt bàn tay con gái mình vào bàn tay chú rể, theo sau là hai người mẹ cùng dàn phù dâu và hoa đồng.
Tuy nhiên các bạn có thể điều chỉnh nghi thức đón dâu trong Wedding Ceremony theo sở thích cá nhân, ví dụ như cô dâu chú rể cùng dắt tay nhau bước vào lễ đường, hoặc dàn phù dâu tiến vào trước, biểu diễn những tiết mục văn nghệ để đón chào cô dâu chú rể.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 4: Phát biểu cảm nghĩ trong lễ Wedding Ceremony
Sau khi cô dâu chú rể ổn định vị trí trên sân khấu, MC có thể chia sẻ đôi lời về câu chuyện tình yêu - quá trình đi tới hôn nhân của cặp đôi. Thậm chí, chính cô dâu chú rể có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình về đối phương, những ấn tượng thuở ban đầu, thổ lộ tình cảm, cảm xúc của mình trong ngày trọng đại.
Bên cạnh đó, cha mẹ, người thân hoặc bạn bè thân thiết - những người đã đồng hành cùng cặp đôi trên con đường đi tới ngưỡng cửa hôn nhân, cũng có thể phát biểu đôi lời về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng của đôi bạn trẻ.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 5: Trao lời thề nguyện trong lễ Wedding Ceremony
Wedding Ceremony cũng là cơ hội quý giá để cô dâu chú rể
trao nhau lời thề nguyện chân thành nhất tới nửa kia của mình.
Lời thề nguyện là một nét đặc trưng không thể thiếu trong mỗi Wedding Ceremony, khiến buổi lễ thêm phần lãng mạn và xúc động. Bên cạnh những
lời thề nguyện cổ điển, các cặp đôi có thể tự
viết lời thề nguyện của riêng mình, chứa đựng cảm xúc sâu sắc đối với tình yêu đời mình.
Để tăng thêm nét độc đáo cho Wedding Ceremony của mình, bên cạnh tuyên thệ lời thề nguyền trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè, các bạn có thể “tạo dấu ấn” bằng cách viết lời thề nguyện rồi trao cho đối phương hoặc treo lời thề nguyện lên cây.
Bước 6: Trao nhẫn cưới trong lễ Wedding Ceremony
Cũng giống như các buổi lễ thành hôn khác, ngay sau khi trao nhau lời thề nguyện, đôi bạn trẻ sẽ trao nhau
nhẫn cưới - kỷ vật minh chứng cho tình yêu đôi lứa và sự gắn kết, đồng hạnh của hai tâm hồn. Cô dâu chú rể sẽ đeo nhẫn cưới vào
ngón áp út - ngón tay gần với trái tim nhất.
Sau đó, cô dâu chú rể sẽ trao nhau nụ hôn trong khoảnh khắc thiêng liêng này. Kể từ giây phút này, hai người sẽ chính thức là vợ chồng, cùng nắm tay nhau bước vào cuộc sống hôn nhân.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 7: Thực hiện nghi thức kết đôi trong lễ Wedding Ceremony
Nghi thức kết đôi cũng là nghi lễ cuối cùng trong buổi Wedding Ceremony. Thông thường, trong nghi thức kết đôi cổ điển, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau cắt
bánh cưới hoặc rót champagne, thế nhưng trong Wedding Ceremony được tổ chức ở ngoài trời, bạn và nửa kia có thể tạo sự độc đáo bằng cách thả đèn trời, trồng cây, thắp nến…
Ngay sau đó, cô dâu chú rể có thể mời các vị khách thưởng thức bữa
tiệc nhẹ, khiêu vũ, hoặc trò chuyện tâm sự, chia sẻ và chúc phúc cho đôi bạn trẻ. Dàn
phù dâu phù rể hoặc bạn bè cũng có thể biểu diễn những tiết mục để buổi Wedding Ceremony thêm sôi động, tưng bừng và đáng nhớ.
Nguồn: Quốc Đạt
Nhìn chung, tổ chức Wedding Ceremony là một xu hướng mới rất được các cặp đôi trẻ quan tâm, nhưng muốn tổ chức một buổi Wedding Ceremony hoàn hảo, chỉn chu cần rất nhiều sự đầu tư chuẩn bị. Nếu bạn và nửa kia của mình đang có ý tưởng cho một lễ Wedding Ceremony, hãy lên kế hoạch từ sớm, bàn bạc cùng gia đình, làm việc với trung tâm tổ chức tiệc cưới để có được một buổi lễ viên mãn và trọn vẹn. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết
Kinh nghiệm tổ chức tiệc cưới ngoài trời để biết thêm chi tiết.
Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!