Trình tự lễ rước dâu đầy đủ
Lễ rước dâu truyền thống thường bao gồm
5 bước cơ bản diễn ra ngay trước
nghi lễ thành hôn của cặp đôi. Cụ thể, bước đầu tiên, mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một
mâm quả xin dâu thường bao gồm rượu, trầu cau và một số nữ trang.
Vào ngày làm lễ, mẹ chú rể sẽ
xuất phát sang nhà gái sớm hơn đoàn nhà trai khoảng 10 phút, thực hiện lễ xin dâu, trao tráp cho mẹ cô dâu và ra về. Sau đó đoàn nhà trai đến và tiến hành những nghi thức tiếp theo của
lễ vu quy như phát biểu, làm lễ gia tiên và tặng của hồi môn cho cặp đôi. Cuối cùng, họ nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng.
Tuy nhiên ngày nay, để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức hơn, nhiều gia đình đã gộp lễ rước dâu với
lễ ăn hỏi và
lễ cưới vào cùng một ngày. Cách tổ chức này không chỉ giúp hai bên gia đình tiết kiệm rất nhiều thời gian mà còn giúp cắt giảm một khoản
chi phí tổ chức đám cưới lớn. Cụ thể, cùng tìm hiểu
cách thức tổ chức lễ rước dâu cùng ngày với lễ ăn hỏi và lễ cưới theo 8 bước như sau:
Bước 1: Đội bê tráp trao lễ
Mở đầu buổi lễ, đoàn khách mời của họ nhà trai bao gồm đại diện nhà trai, chú rể, gia đình, người thân cùng với đội bê tráp và khách tham dự sẽ tiến vào khu vực làm lễ của nhà gái. Trong đó, mẹ chú rể sẽ bưng mâm quả rước dâu còn đội
bê tráp sẽ bưng các
tráp lễ ăn hỏi theo đúng thứ tự nghi lễ.
Đội hình nhà trai chính thức tiến vào, chào hỏi và trao tráp cho đội hình bê tráp nhà gái trước cửa nhà rồi cùng nhau đỡ mâm quả vào trong nhà gái.
Bước 2: Nhà gái nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên
Sau khi tiến hành trao lễ, hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi, uống nước và giới thiệu về các thành viên trong đoàn. Sau đó, đại diện họ nhà trai sẽ có đôi
lời phát biểu xin dâu để trình bày nguyện vọng đón cô dâu về nhà.
Đáp lại lời phát biểu của nhà trai, đại diện nhà gái cũng bày tỏ lời cảm ơn đến những lễ vật của nhà trai chuẩn bị và đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.
Bước 3: Cô dâu ra mắt hai bên gia đình
Khi đã nhận được sự đồng ý của gia đình nhà gái, chú rể sẽ vào phòng, trao
hoa cưới và đón cô dâu ra ngoài khu vực làm lễ. Cặp đôi sẽ cùng nhau chào hỏi, mời nước gia đình hai bên và ra mắt toàn bộ khách tham dự.
Bước 4: Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên
Trong thời gian cặp đôi ra mắt họ hàng, mẹ cô dâu sẽ bày một số lễ vật của nhà trai trên
bàn thờ gia tiên. Sau đó, bố của cô dâu sẽ đưa cặp đôi đến thắp hương, làm lễ trước bàn thờ cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng luôn êm ấm, hạnh phúc.
Bước 5: Cô dâu chú rể nhận quà mừng
Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ quay trở lại khu vực làm lễ chính. Lúc này, M sẽ giới thiệu người thân, bạn bè thân thiết của cặp đôi lên trao tặng những món
quà cưới ý nghĩa theo thứ tự về
độ thân thiết với cặp đôi. Cụ thể, bố mẹ của cô dâu chú rể sẽ là người trao của hồi môn cho cặp cưới đầu tiên rồi mới đến họ hàng, bạn bè và các khách mời khác.
Bước 6: Nhà gái lại quả cho nhà trai
Kết thúc phần tặng quà cũng là thời khắc kết thúc lễ vu quy, nhà gái sẽ tiến hành lấy lại một phần lễ vật trong các tráp lễ để gửi lại nhà trai như lời cảm ơn tới thành ý và sự chu toàn của gia đình.
Khi chia lễ vật lại quả, gia đình nên lưu ý lấy số lượng chẵn (thường là 10 lễ vật) để thể hiện sự có đôi có cặp của hôn nhân đồng thời xé lễ vật bằng tay thay vì dùng dao kéo để tránh sự chia cắt trong tình cảm vợ chồng.
Bước 7: Đón cô dâu về nhà trai
Sau khi nhận lễ vật lại quả của nhà gái, đúng vào giờ phút hoàng đạo, họ nhà trai sẽ tiến hành đưa cô dâu về nhà. Chú rể và đại diện họ nhà trai chịu trách nhiệm đưa cô dâu lên xe hoa.
Đoàn khách của họ nhà gái có thể sử dụng phương tiện di chuyển đã được hai gia đình chuẩn bị trước hoặc tự mình di chuyển sang họ nhà trai nếu khoảng cách giữa hai nhà không quá xa.
Bước 8: Tổ chức lễ thành hôn tại nhà trai
Về đến nhà trai, cô dâu chú rể sẽ tiến hành tổ chức
lễ thành hôn bao gồm các nghi thức như làm lễ gia tiên, trao
nhẫn cưới, cắt
bánh cưới và rót rượu sâm panh. Khi kết thúc các nghi lễ, mẹ chú rể sẽ dắt cô dâu vào
phòng cưới và kết thúc lễ thành hôn.
Sau lễ thành hôn, nhà trai có thể
tổ chức tiệc để chiêu đãi những vị khách mời của hai bên gia đình vừa để thể hiện thành ý vừa giúp các vị khách có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra về.
Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu
Ngoài việc tuân thủ theo quy trình lễ rước dâu ở trên, hai bên gia đình cần lưu ý một số điều kiêng kỵ trước và trong khi đón dâu để cuộc sống hôn nhân sau này của hai vợ chồng thuận lợi hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể 5 điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu ở dưới đây nhé.
Trước giờ đón dâu
1. Đón dâu không đúng giờ hoàng đạo
Theo quan niệm dân gian, tổ chức lễ rước dâu không đúng giờ hoàng đạo sẽ khiến đôi uyên ương mới không gặp may mắn, dẫn đến cuộc sống sau này có thể không hạnh phúc. Vì vậy, hai gia đình luôn cần có người đại diện để nhắc nhở mọi người tiến hành các thủ tục theo đúng thời gian quy định.
hông thường, gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt (giờ hoàng đạo) để thực hiện lễ rước dâu. Thứ nhất là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, thứ hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên.
Hai gia đình cần cân nhắc khoảng thời gian giữa 3 mốc giờ hoàng đạo đó để tổ chức các nghi thức sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu thời gian làm thủ tục đón dâu ở nhà gái không nhiều, cặp đôi có thể chuyển phần trao quà cưới sang lễ thành hôn ở nhà trai để đoàn nhà trai kịp đón cô dâu về nhà vào giờ tốt.
2. Chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Bàn thờ gia tiên là nơi cô dâu chú rể thực hiện những nghi lễ cúng bái tới ông bà tổ tiên trong ngày cưới. Do đó, việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên kỹ lưỡng sẽ thể hiện lòng thành kính của hai gia đình và cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu chú rể gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hôn nhân.
Trước lễ rước dâu, gia đình nhà gái cần dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị lễ vật và
trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp mắt. Về
lễ vật, bạn nên bày biện đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm hoa quả tươi, gà luộc, xôi, rượu, và vàng mã.
Về trang trí, bạn có thể tự mình trang trí bàn thờ gia tiên hoặc thuê đơn vị trang trí dựa trên tone màu hoặc phong cách ưa thích như truyền thống, hiện đại hay retro, rustic. Cùng tham khảo chi tiết kinh nghiệm trang trí bàn thờ gia tiên đầy đủ nhất tại đây nhé.
3. Cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Trong ngày lễ rước dâu, cô dâu cần bắt buộc ngồi trong phòng của mình và chỉ được đi ra khi chú rể vào đón. Nếu cô dâu xuất hiện trước toàn bộ khách quan trước khi chú rể bước vào sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép. Bên cạnh đó, dân gian còn quan niệm rằng nếu mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì sau khi về nhà chồng, cô dâu sẽ không được xem trọng.
Thời điểm thích hợp nhất để cô dâu ra mắt hai bên gia đình là khi nghi thức xin dâu hoàn tất. Sau khi nghe lời phát biểu lễ rước dâu của đại diện hai nhà, chú rể sẽ đón cô dâu ra khỏi phòng, cùng nhau chào hỏi khách tham dự và làm lễ gia tiên.
Trong khi rước dâu
4. Cô dâu khóc và ngoái lại nhìn nhà mẹ đẻ
Nhiều gia đình quan niệm trong lễ rước dâu nếu cô dâu khóc và vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng để về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.
Do vậy, khi tiến hành lễ rước dâu, cô dâu nên hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, tránh ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến để vừa không làm giảm không khí buổi lễ mà còn tránh được những điều không may mắn sau này
5. Không rải kim tiền trên đường đón dâu
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho một túi vải bao gồm 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ để mang theo bên người. Trên đường di chuyển về nhà trai, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này sẽ giúp cặp đôi giải trừ xui xẻo và tránh những điều kém may mắn đi theo cô dâu về nhà chồng.