Với số lượng lễ vật đa dạng, mâm lễ ăn hỏi 9 tráp giúp thể hiện sự hào phóng và rộng lượng của nhà trai dành cho gia đình nhà gái. Cùng tìm hiểu chi tiết ý nghĩa, số lượng và cách sắp xếp từng mâm lễ dưới đây nhé!
Ảnh tráp ăn hỏi 9 lễ
Nguồn: Hoàng Giang
Tráp trầu cau - mở đầu quan hệ hôn nhân
Tráp trầu cau là tráp đầu tiên trong mâm lễ ăn hỏi với ý nghĩa mở lời quan hệ hôn nhân giữa hai nhà. Bên cạnh đó, trầu cau còn tượng trưng cho sự thuỷ chung son sắt của cặp vợ chồng.
Lễ vật trong tráp trầu cau bao gồm một mâm đựng lễ, một buồng cau trên 100 quả, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Trong đó, số lá trầu thường gấp đôi số quả cau, chẳng hạn bạn lựa chọn một buồng cau 105 quả, hãy chuẩn bị đủ 210 lá trầu nhé.
Khi chuẩn bị tráp trầu cau, gia đình cần chọn lựa buồng cau nõn, tròn đẹp và không gãy cuống. Lá trầu trong tráp phải tươi xanh và trang trí mỗi lá trầu bọc lấy một quả cau. Sau đó gia đình có thể chuẩn bị thêm cành vạn tuế, hoa tươi và chữ Song Hỷ để trang trí cho tráp lễ thêm đẹp mắt.
Ngoài ra, khi trang trí tráp cau người ta có thể dùng hoa lụa, hoa tươi, cành vạn tuế tết hình trái tim, trang trí cau rồng phượng, dán
chữ hỷ đỏ để làm tráp cau thêm sinh động và sang trọng hơn.
Tráp trầu cauNguồn: Hoàng Giang
Tráp rượu thuốc - lễ vật kính dâng tổ tiên
Sau trầu cau thì tráp rượu thuốc là một trong những sính lễ không thể thiếu trong các sính lễ ăn hỏi. Mâm tráp này được chuẩn bị mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như để tổ tiên minh chứng cho ngày hạnh phúc của hai gia đình được xuôi chèo, mát mái.
Tráp rượu thuốc gồm 3 chai rượu vang và 3 cây thuốc lá. Thông thường, để có mâm tráp rượu thuốc ăn hỏi vừa ý, các gia đình thường lựa chọn các thương hiệu uy tín, cao cấp như Chile, Chivas hay Vodka đối với rượu. Với thuốc lá trong tráp, Vinataba và 3 số là những thương hiệu được lựa chọn phổ biến.
Khi sắp lễ, để tráp thêm sinh đẹp mát và trang nhã hơn, có thể thêm thắt một số chi tiết như gắn thêm hoa tươi, hoa lụa, nơ, ruy băng, chữ Hỷ hoặc hình cô bé - cậu bé.
Tráp rượu thuốcNguồn: Hoàng Giang
Tráp chè - thức uống thanh tao mở đầu câu chuyện
Tráp chè trong ngày lễ gặp mặt, thưa chuyện giữa hai bên gia đình chính là thể hiện sự đàng hoàng, lịch sự để bắt đầu một mối quan hệ dài lâu. Bên cạnh đó, tráp này còn mang biểu tượng như lời chúc phúc may mắn, hạnh phúc cho cặp uyên ương sắp cưới.
Loại chè trong tráp thường được chọn từ sản phẩm chè Tân Cương – hãng chè thượng hạng nổi tiếng tại Thái Nguyên để làm nên mâm lễ vật vừa thơm ngon lại đẹp mắt. Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể chọn trà hoa nhài, trà hoa cúc hoặc trà ô long cho lễ ăn hỏi hiện đại hơn.
Số lượng hộp chè trong tráp thường là số chẵn, có thể là 80, 100 hoặc 150 hộp chè. Có nhiều cách xếp tráp chè ăn hỏi, nhưng hình dáng và cách sắp xếp đơn giản nhất là sắp xếp theo hình kim tự tháp có chóp cao và đính thêm phụ kiện trang trí như nơ, chữ Song Hỷ.
Tráp chè
Tráp hạt sen - sự cao sang, đài các của cô dâu
Theo phong tục xưa, tráp hạt sen trong bộ tráp lễ ăn hỏi mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Hình ảnh mứt hạt sen giống như những viên ngọc sáng tượng trưng cho sự đài các cao sang của cô dâu. Đồng thời, mứt hạt sen cũng thể hiện tình cảm, sự yêu mến của cha mẹ chú rể dành cho nàng dâu mới của mình.
Mâm tráp mứt sen thường bao gồm những gói hạt sen nhỏ 9 hạt, 11 hạt hay 13 hạt bọc vào gói riêng và trang trí bằng hộp giấy. Sau đó, các hộp mứt sen sẽ được khéo léo sắp xếp theo dạng hình tháp kết hợp dây nơ, hoa tươi, chữ Song Hỷ nhằm tạo nên mâm tráp đẹp và sang trọng.
Tráp mứt hạt senNguồn: Hoàng Giang
Tráp bánh phu thê và bánh cốm - tình cảm vợ chồng son sắt
Tráp bánh phu thê (xu xê) trong lễ ăn hỏi truyền thống thường tượng trưng như lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ tình cảm thêm mặn nồng và sâu sắc. Đặc biệt, trong lễ ăn hỏi 9 tráp, bánh phu thê sẽ đi cùng bánh cốm tạo thành âm dương hòa hợp tượng trưng cho tình cảm vợ chồng luôn hạnh phúc, yêu thương bền lâu.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà số lượng bánh phu thê và bánh cốm trong hai tráp có thể dao động từ 80 đến 100 cái. Lưu ý rằng số lượng bánh được xếp trong tráp luôn luôn phải là số chẵn, có thể xếp theo một trong bốn kiểu: tháp hình chóp, hiện đại gắn nơ, hình ngôi sao hoặc hình tròn đẹp mắt.
Tráp bánh đậu xanh và bánh phu thê
Nguồn: Hoàng Giang
Tráp hoa quả - con cháu sum vầy
Tương tự các ngày lễ tết, mâm lễ hoa quả cũng là một tráp lễ không thể thiếu trong ngày đại hỷ của hai nhà. Với hoa quả tượng trưng cho sự kết tinh, đơm hoa kết trái, tráp hoa quả mang ý nghĩa chúc cho hai vợ chồng có con đàn cháu đống và tình cảm luôn tươi mới, ngọt ngào.
Tuỳ vào từng gia đình mà các loại quả được chọn cũng khác nhau, có gia đình sẽ lựa chọn ngũ quả gồm táo, nho, dưa hấu, cam và thanh long để xếp thành mâm tráp. Bên cạnh đó, có gia đình lại chỉ lấy một loại quả duy nhất như cam vàng, táo đỏ hoặc nho tím để kết tráp.
Khi sắp xếp mâm ngũ quả, gia đình phải đảm bảo sao cho tổng thể mâm tráp phải vừa mắt. Nên xếp trái cây sao cho đầy mâm quả, tránh việc chọn quá ít trái cây sẽ khiến tráp cưới trông yếu ớt.
Để khiến tráp lễ trông nổi bật hơn, các gia đình thường chọn trang trí bằng những loại hoa to, sáng màu như hoa lan trắng hoặc hoa cẩm tú cầu cắm xen giữa các loại quả.
Tráp hoa quả
Nguồn: Hoàng Giang
Tráp xôi gấc đỗ xanh - cuộc sống no đủ ấm cúng
Tráp xôi gấc đỗ xanh mang màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự may mắn, màu vàng của đỗ xanh tượng trưng cho sự no đủ, ấm cúng theo thuyết màu sắc của người phương Đông. Ngoài ra, tráp xôi đỏ còn bày tỏ sự kính trọng, lời cảm ơn đến tổ tiên đã phù hộ độ trì để cuộc sống sau này của cặp vợ chồng luôn ấm no, hạnh phúc.
Tráp xôi được nấu từ những loại sản vật biểu trưng cho nền văn hoá lúa nước của Việt Nam là gạo nếp cái hoa vàng, gấc đỏ và đỗ xanh. Mỗi nguyên liệu phải được lựa chọn tỉ mỉ, cẩn thận để đồ những đĩa xôi dẻo, thơm và đẹp mắt.
Tráp xôi có màu đẹp nhất khi lựa chọn gấc đầu mùa chín đỏ, khi thổi xôi cần lưu ý thời gian và cách ngâm gạo đúng mực nước giúp cho xôi đạt được độ dẻo thơm nhất định. Để thêm phần bắt mắt, tráp xôi ăn hỏi thường được đóng khuôn đẹp mắt như hình tim chữ Hỷ, hay xôi gấc khuôn đậu hoa mai.
Tráp xôi gấc đỗ xanh
Tráp lợn sữa quay - giàu sang phú quý
Trong tráp ăn hỏi 9 lễ, tráp ăn hỏi lợn sữa quay là biểu tượng của sự dư dả, vượng khí và tài lộc. Bên cạnh đó, tráp còn mang ý nghĩa như một lời chúc cho cô dâu chú rể sớm có em bé và phát tài.
Nguyên liệu chính của tráp là chú lợn sữa 6kg được chọn lựa kỹ lưỡng. Lợn trước khi quay nhồi lá móc mật và gia vị để tăng thêm sự thơm ngon. Khi quay lợn sữa phải quay đều tay, phết mật ong bên ngoài giúp tạo độ vàng óng bắt mắt. Lợn sữa quay đẹp mắt phải đáp ứng được các yêu cầu như chín đều, phần bì vàng giòn, bóng bẩy và không bị xém phần móng.
Sau khi có lợn quay vàng giòn đủ tiêu chuẩn, gia đình sẽ tiến hành bày trí mâm tráp lợn quay. Các bạn nên sử dụng dây ruy băng và nơ kết hợp cùng
chữ Hỷ để trang trí cho mâm lễ lợn sữa. Không nên trang trí quá nhiều cho tráp lợn sữa quay bởi dễ gây cảm giác rối mắt và che đi phần da vàng ươm hấp dẫn.
Tráp lợn sữa quay
Thứ tự bê tráp ăn hỏi 9 lễ cho nhà trai
Khi tiến hành bê tráp sang nhà gái ăn hỏi, đoàn nhà trai cần sắp xếp đội hình bê tráp theo đúng thứ tự từ thấp đến cao và độ quan trọng của từng tráp lễ. Cụ thể, thứ tự sắp xếp 9 tráp lễ ăn hỏi như sau:
♥Tráp trầu cau
♥Tráp rượu thuốc
♥Tráp lợn sữa quay
♥Mâm quả hoa quả
♥Tráp chè
♥Tráp xôi ăn hỏi
♥Tráp mứt hạt sen
♥Tráp bánh phu thê
♥Tráp bánh cốm
Đội hình bê tráp nhà trai Nguồn: DatLe Photos & Salute
Trường hợp gia đình bạn lựa chọn lễ ăn hỏi
5, 7 hoặc
11 tráp lễ, cùng tìm hiểu thứ tự sắp xếp các tráp lễ đó tại
Thứ tự sắp xếp tráp lễ ăn hỏi nhé.
Cách đặt tráp ăn hỏi 9 lễ trên bàn thờ gia tiên nhà gái
Khi đoàn nhà trai đã tới nhà gái, đội bê tráp sẽ đặt tráp vào bàn theo đúng quy luật truyền thống. Cụ thể, tráp trầu cau luôn được đặt ở giữa bàn thờ gia tiên. Nếu gia đình sử dụng tráp rồng phượng, hãy đặt hai tráp ở hai bên của tháp trầu cau. Sau cùng, đặt lần lượt những tráp còn lại ở bên cạnh sao cho tỉ lệ thật hài hòa và đẹp mắt.
Lễ ăn hỏi 9 trápNguồn: Cẩm Tú
Trên đây là những thông tin chi tiết về lễ ăn hỏi 9 tráp cũng như thứ tự bê và sắp xếp các tráp. Để có một lễ hỏi trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa theo đúng truyền thống dân tộc thì hai bên gia đình cần thống nhất bàn bạc và chuẩn bị đặt lễ tráp từ 1 - 2 tháng trước lễ ăn hỏi. Nếu muốn tìm hiểu thêm về lễ ăn hỏi và trình tự của buổi lễ, bạn có thể tìm hiểu thêm
tại đây nhé!
Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!