Kinh nghiệm tổ chức tiệc cưới ngoài trời chi tiết nhất
Tổ chức đám cưới ngoài trời là hình thức cưới ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều cặp đôi trẻ yêu thích. Tuy nhiên, để tổ chức một đám cưới ngoài trời hoàn hảo, cô dâu chú rể sẽ cần nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu và chuẩn bị.

Vậy kinh nghiệm lên ngân sách tổ chức tiệc cưới ngoài trời là gì? Cách lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức ra sao? Cô dâu chú rể nên trang trí tiệc cưới và chọn trang phục như thế nào? Có những điểm nào cần lưu ý khi tổ chức tiệc cưới ngoài trời? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Kinh nghiệm lên ngân sách tổ chức tiệc cưới ngoài trời

Để chuẩn bị tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cô dâu chú rể cần chuẩn bị ngân sách trung bình khoảng 250 - 500 triệu đồng, trong đó thường bao gồm chi phí thuê địa điểm, chi phí tiệc cưới, chi phí trang trí, các chi phí chuẩn bị và chi phí phát sinh.
Chi phí thuê địa điểm thường vào khoảng 15 - 30 triệu đồng/ngày cho những địa điểm như villa, công viên, biệt thự, sân golf và resort. Trường hợp cô dâu chú rể tổ chức trong sân vườn một nhà hàng khách sạn và sử dụng dịch vụ hoặc gói tiệc cưới của nhà hàng, bạn có thể không mất thêm chi phí địa điểm. 
Chi phí tiệc cưới thường có hai cách tính, tính theo đầu người hoặc tính theo số lượng bàn tiệc. Cách tính theo đầu người thường áp dụng với địa điểm tổ chức tiệc cưới cao cấp, sang trọng với giá khoảng 800,000 - 2 triệu đồng/khách. Còn các nhà hàng trung bình sẽ thường tính cỗ cưới theo mâm 6 người hoặc 10 người, với giá khoảng 3 - 5 triệu đồng/mâm.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt
Chi phí trang trí sẽ dao động trong khoảng 60 - 150 triệu đồng tùy thuộc theo các mục trang trí mà cặp đôi yêu cầu. Chẳng hạn, nếu các bạn lựa chọn các gói trang trí cơ bản bao gồm sân khấu, cổng hoa, backdrop chụp ảnh với chất liệu hoa lụa thì giá sẽ là 60 - 100 triệu đồng.
Trường hợp bạn muốn thêm hạng mục trang trí như bàn gallery, dance floor hoặc trang trí bằng hoa tươi thì chi phí sẽ càng cao hơn (100 - 150 triệu đồng).
Các chi phí chuẩn bị bao gồm chi phí váy cưới cho cô dâu, vest cho chú rể, áo dài và vest cho cha mẹ hai gia đình, chi phí in thiệp cưới, chi phí đặt cọc hợp đồng, chi phí trang điểm cô dâu và chi phí di chuyển. Chi phí chuẩn bị thường vào khoảng từ 50 - 100 triệu đồng.
Khi tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cô dâu chú rể đặc biệt lưu ý đến các chi phí phát sinh. Các chi phí phát sinh có thể bao gồm: phát sinh thêm giờ thuê địa điểm để trang trí, chi phí mang đồ hoặc nước uống từ ngoài vào, thuê thêm các tiện ích hay không gian, phòng nghỉ ngơi, chi phí sử dụng phòng trong nhà khi thời tiết xấu. 
Để kiểm soát các chi phí này, khi ký hợp đồng, cặp đôi cần hỏi rõ từng hạng mục phát sinh trong hợp đồng và thỏa thuận giá cả trước để tránh bị đội giá quá nhiều. Cặp đôi có thể tham khảo bài viết Chi phí tổ chức đám cưới khoảng bao nhiêu để biết rõ hơn về các hạng mục ngân sách và có kế hoạch lên ngân sách phù hợp nhé.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Kinh nghiệm chọn thời gian tổ chức tiệc cưới ngoài trời

Khi lựa chọn ngày để tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cô dâu chú rể cần phải cân nhắc đến thời tiếtthời điểm tổ chức tiệc cưới bên cạnh việc chọn ngày hoàng đạo, hợp tuổi với cô dâu chú rể.
Nếu địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời của bạn ở khu vực miền Bắc, bạn nên ưu tiên chọn tổ chức vào mùa thu và đầu mùa đông (từ tháng 9 đến đầu tháng 12) do thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Việc tổ chức lễ cưới ngoài trời vào thời gian này sẽ tạo được sự thoải mái cho cả cặp đôi và khách mời khi tham gia buổi lễ.
Nếu tiệc cưới ngoài trời được tổ chức tại miền Nam và các khu vực ven biển, cô dâu chú rể nên tổ chức vào mùa khô của mỗi vùng. Cụ thể, nếu tiệc cưới ở miền Nam, cặp đôi nên tổ chức từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm từ tháng 1 đến tháng 7 sẽ thích hợp để tổ chức đám cưới ngoài trời tại các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng.
Trường hợp bất khả kháng phải tổ chức tiệc cưới ngoài trời vào thời điểm thời tiết không thuận lợi hoặc mùa mưa, cô dâu chú rể cần liên hệ với bên nhà hàng hoặc địa điểm tổ chức để lên phương án dự phòng phù hợp hoặc chuẩn bị không gian nhà hàng để phòng trường hợp thời tiết xấu, không thể tổ chức tiệc cưới ở ngoài trời.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời

Khi lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cô dâu chú rể cần cân nhắc các tiêu chí về sức chứa, cảnh vật, chất lượng món ăn, vị trí địa lý và các ưu đãi nếu có của mỗi địa điểm sao cho phù hợp với lễ cưới và ngân sách của mình. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm lựa chọn địa điểm tiệc cưới ngoài trời theo 5 tiêu chí trên dưới đây nhé! 

1. Không gian đẹp, thoáng đãng, phù hợp với concept trang trí

Cô dâu chú rể nên lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời phù hợp với concept trang trí mà bạn lựa chọn. Cụ thể, nếu bạn ưa thích phong cách rustic, vintage thì có thể cân nhắc các nhà hàng có sân vườn rộng, nhiều cây cối xung quanh. Trường hợp bạn thích tiệc cưới ngoài trời theo phong cách sang trọng châu Âu, một khách sạn có cổ điển có kiến trúc nhiều kính sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Bên cạnh xem xét về phong cách, địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời cũng cần có không gian rộng, thoáng đãng để bố trí các bàn tiệc một cách hợp lý. Cặp đôi nên đi quan sát thực tế địa điểm tổ chức tiệc cưới hoặc tham dự một lễ cưới cụ thể tại địa điểm đó để biết được cách sắp xếp bàn tiệc cũng như trang trí đám cưới sao cho phù hợp.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

2. Sức chứa phù hợp hoặc lớn hơn số lượng khách mời

Cô dâu chú rể nên thuê địa điểm có sức chứa bằng hoặc lớn hơn số lượng khách dự tính khoảng 50 người. Ví dụ số lượng khách mời tại đám cưới của bạn là 100 người, hãy tham khảo những không gian có sức chứa từ 100 - 150 người, điều này sẽ giúp không gian đám cưới rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Việc lựa chọn địa điểm có sức chứa lớn hơn số lượng khách cụ thể là bao nhiêu sẽ dựa vào hình thức đãi tiệc và cách sắp xếp bàn tiệc mà các bạn lựa chọn. Chẳng hạn, nếu bạn lựa chọn tiệc đứng cocktail, bạn có thể chọn các khoảng sân vườn có quy mô bằng với số lượng khách.
Trường hợp bạn lựa chọn tiệc bàn tròn 10 người hay tiệc buffet, hãy chọn các khoảng sân có sức chứa lớn hơn số lượng khách từ 30 - 50 người nhé. 
Tuy nhiên cặp đôi cũng không nên sử dụng những địa điểm lớn hơn quá nhiều so với số lượng khách thực tế vì sẽ khiến tiệc cưới có cảm giác thưa thớt, vắng vẻ và không được ấm cúng.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

3. Chất lượng món ăn và phục vụ tốt

Chất lượng món ăn và cách phục vụ của nhân viên quyết định rất nhiều đến ấn tượng của khách mời với đám cưới của bạn là tốt hay xấu. Do vậy, bạn nên tham khảo feedback của các cặp đôi trước, hỏi thăm người thân, bạn bè hoặc đến tận nơi để quan sát trực tiếp để đánh giá đúng nhất chất lượng đồ ăn và cách phục vụ của nhân viên.

4. Vị trí địa lí phù hợp với cả cô dâu chú rể và khách mời 

Cô dâu chú rể có thể lựa chọn vị trí tổ chức tiệc cưới ngoài trời thuận tiện cho hai bên gia đình và khách mời dựa trên ngân sách chuẩn bị lễ cưới của cặp đôi. 
Nếu ngân sách không quá dư dả (250 - 400 triệu đồng) nhưng vẫn muốn tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cặp đôi có thể cân nhắc đến những nhà hàng tổ chức tiệc cưới ngoài trời trong nội thành hoặc ở vùng ngoại ô thành phố bạn đang sinh sống.
Nếu ngân sách đủ lớn (400 triệu đồng trở lên), cặp đôi có thể tổ chức Destination Wedding tại thành phố khác hoặc đất nước khác giúp lễ cưới được đáng nhớ hơn nhé. 
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

5. Ưu đãi và dịch vụ hấp dẫn

Khi lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cô dâu chú rể cần tìm hiểu kỹ các dịch vụ và ưu đãi đi kèm, đặc biệt là những dịch vụ hỗ trợ như cho thuê lều trú mưa, dây điện, máy phát điện phòng trường hợp phát sinh sự cố. 
Ngoài ra, cặp đôi cũng cần cân nhắc đến những tiện ích dành cho khách mời như bãi đỗ xe rộng rãi, khu vực chụp ảnh lưu niệm hoặc sân chơi cho trẻ em.
Với một số địa điểm tổ chức tiệc cưới ngoài trời, cặp đôi có thể ký hợp đồng và đặt cọc sớm để nhận được các ưu đãi khác như tặng gói nhạc cưới, MC dẫn chương trình, giảm giá trang trí, tặng dịch vụ ăn thử, hỗ trợ đèn chiếu sáng khi tổ chức vào buổi tối nhé.

Kinh nghiệm lên danh sách khách mời cho tiệc cưới ngoài trời

Số lượng khách mời của tiệc cưới ngoài trời không nên quá lớn, quy mô chỉ nên khoảng từ 100 - 150 khách. Thậm chí, nếu bạn tổ chức Wedding Ceremony, số lượng khách chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 30 - 50 khách, chủ yếu là bố mẹ và bạn bè thân thiết của cặp cưới.
Số lượng khách quá nhiều và không gian quá rộng sẽ khiến tiệc cưới ngoài trời lộn xộn, khó kiểm soát, đồng thời thiếu sự lãng mạn và ấm cúng. Ngoài ra, với số lượng khách lớn, việc ứng phó với thời tiết như chuẩn bị rạp dự phòng và kiểm soát phục vụ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Khi tổ chức tiệc cưới ngoài trời vào thời gian cao điểm như mùa du lịch, lễ hội, cô dâu chú rể có thể gửi thiệp Save The Date cho khách mời trước từ 6 - 8 tháng trước lễ cưới để các vị khách có thể sắp xếp thời gian phù hợp để tham dự lễ cưới, cũng như giúp cô dâu chú rể có danh sách khách mời cụ thể để đặt cỗ cưới.
Để tiện lợi hơn, cô dâu chú rể nên sử dụng dịch vụ Thiệp cưới online của Nắmtay với tính năng xác nhận tham gia lễ cưới giúp cặp đôi kiểm soát số lượng khách mời và thông báo kịp thời những thông tin cần thiết đến họ. Tạo ngay thiệp cưới online Nắmtay miễn phí chỉ với 5 phút tại đây nhé. 
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Kinh nghiệm lựa chọn cỗ cưới của tiệc cưới ngoài trời 

Khi chọn cỗ cưới, cô dâu chú rể cần cân nhắc đến hình thức đãi tiệc, số lượng món ăn, chất lượng món ăn và đồ uống cho khách mời.
Về hình thức đãi tiệc, cô dâu chú rể có thể dựa vào sở thích của người thân, khách mời để lựa chọn cỗ cưới là tiệc mặn, tiệc ngọt hoặc tiệc đứng cocktail, thậm chí là buffet hoặc tiệc BBQ đồ nướng. 
Cụ thể, nếu tiệc cưới có nhiều người lớn tuổi, bạn có thể lựa chọn tiệc mặn truyền thống theo bàn 10 khách. Trường hợp tiệc cưới có nhiều người trẻ tuổi, thích độc đáo, muốn di chuyển linh hoạt để trò chuyện, cặp đôi nên chọn tiệc ngọt hoặc tiệc đứng cocktail.
Về số lượng cỗ cưới, cô dâu chú rể cũng cần tính toán kỹ lưỡng số lượng khách tham dự để tránh thừa hoặc thiếu cỗ. Nếu cỗ cưới được đặt theo bàn 10 khách, cặp đôi nên đặt dư ra 1 - 2 bàn, bao gồm dự trù cả bàn ăn cho cô dâu chú rể và gia đình. Nếu đặt tiệc đứng hoặc tiệc ngọt theo số lượng khách, cặp đôi nên đặt dư ra khoảng 10 suất.
Về phần đồ uống trong tiệc cưới, nhà hàng nơi bạn đặt tiệc thường cung cấp và không cho phép bạn mang thêm đồ uống từ bên ngoài. Do vậy, cặp đôi cần xác định rõ với nhà hàng liệu các món đồ uống chưa được sử dụng có tính vào hóa đơn không để tính toán chi phí một cách chính xác nhé.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Kinh nghiệm trang trí tiệc cưới ngoài trời 

Đối với trang trí tiệc cưới ngoài trời, cô dâu chú rể cần lựa chọn concept tiệc cưới, tone màu phù hợp và trang trí sân khấu sao cho hài hòa. Ngoài ra, hệ thống âm thanh ánh sáng cũng là một phần quan trọng trong trang trí tiệc cưới ngoài trời mà cặp đôi cần lưu ý. Cùng tham khảo một số kinh nghiệm của các bước kể trên dưới đây nhé. 

1. Concept tiệc cưới

Cô dâu chú rể có thể lựa chọn concept tiệc cưới theo sở thích và phù hợp với địa điểm tổ chức. Ví dụ, nếu tổ chức tiệc cưới ngoài trời tại sân vườn và ưa thích sự hoài cổ, cặp đôi có thể lựa chọn concept vintage, rustic hoặc bohemian hoang dã, độc đáo
Trường hợp cặp đôi ưa thích một lễ cưới thanh mát bên bờ biển, hãy lựa chọn lễ cưới ngoài trời mang phong cách Địa Trung Hải phóng khoáng và lãng mạn nhé.

2. Tone màu

Cô dâu chú rể có thể lựa chọn tone màu tiệc cưới ngoài trời theo phong cách đám cưới các bạn đã lựa chọn hoặc theo địa điểm và mùa tổ chức lễ cưới. 
Cụ thể, về phong cách đám cưới, cặp đôi ưa thích phong cách lãng mạn có thể lựa chọn các gam màu hồng, cam, đỏ hoặc tím. Nếu bạn theo phong cách Rustic hoặc vintage độc đáo, phá cách, tone màu nâu trầm hoặc cam sẽ là lựa chọn tối ưu.
Về địa điểm và mùa lễ cưới diễn ra, một tiệc cưới ngoài trời bên bờ biển vào mùa hè sẽ thường có tone màu xanh lam hoặc màu hồng lãng mạn. Nếu tiệc cưới được tổ chức vào mùa thu tại sân vườn của một nhà hàng, khách sạn, cặp đôi nên lựa chọn màu cam, nâu sẽ đem lại cảm giác ấm áp.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

3. Sân khấu tiệc cưới ngoài trời

Sân khấu tiệc cưới ngoài trời thường không cầu kỳ, rườm rà như lễ cưới trong nhà mà chỉ cần một chiếc cổng hoa đơn giản làm sân khấu và tận dụng những background thiên nhiên để tổ chức lễ cưới.
Khi lựa chọn cổng hoa, cặp đôi có thể tham khảo mẫu cổng cưới hình tròn, hình vòm hoặc hình chữ nhật, được trang trí hoa lụa hoặc hoa tươi tùy theo sở thích và ngân sách lễ cưới của mình nhé.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

4. Hệ thống âm thanh ánh sáng

Khi chuẩn bị hệ thống âm thanh ánh sáng cho lễ cưới, cặp đôi cần xem xét và kiểm tra cả về mặt âm thanh và ánh sáng mà bên dịch vụ cung cấp. Cụ thể, hệ thống âm thanh thường đã bao gồm trong gói trang trí, gồm loa, mic với số lượng định sẵn và dàn điều chỉnh âm thanh.
Cặp đôi nên kiểm tra, xác nhận lại chất lượng âm thanh như thử mic, thử loa kết hợp với các thiết bị máy tính, điện thoại trước khi tổ chức tiệc cưới. Cao cấp hơn, cặp đôi có thể thuê thêm band nhạc hoặc nhạc cụ để khách mời, người thân biểu diễn.
Về hệ thống ánh sáng, nếu tổ chức tiệc cưới ngoài trời vào buổi tối, cô dâu chú rể cần liên hệ với bên cung cấp địa điểm để chuẩn bị thêm đèn chiếu sáng và đèn LED dây. Cặp đôi có thể kết hợp đèn với thủy tinh và pha lê trong suốt hoặc nến để tiệc cưới thêm phần lung linh và lãng mạn.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Kinh nghiệm lựa chọn trang phục cho tiệc cưới ngoài trời

Trang phục của cô dâu chú rể trong tiệc cưới ngoài trời không khác quá nhiều với tiệc cưới trong nhà, cặp đôi chỉ cần lưu ý đến kiểu dáng và màu sắc để phù hợp với không gian thanh thoát, nhẹ nhàng của tiệc cưới ngoài trời là được. Cùng tìm hiểu cách lựa chọn trang phục lễ cưới ngoài trời cho từng người dưới đây nhé.

Trang phục cô dâu

Đối với lễ cưới ngoài trời, cô dâu nên lựa chọn những chiếc váy cưới có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng và thướt tha. Cụ thể, về kiểu dáng, hãy cân nhắc những mẫu váy cưới có kiểu dáng nhẹ nhàng, có độ dài đến mắt cá chân giúp dễ dàng di chuyển.
Về chất liệu, cô dâu nên tham khảo các chất liệu váy cưới mỏng, nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi như voan, ren hoặc cotton.
Về màu sắc, ngoài màu trắng thanh khiết, cô dâu có thể chọn các màu khác phù hợp với concept và tone màu tiệc cưới như xanh dương, hồng phấn, vàng hoặc cam.
Với phụ kiện đi kèm, cô dâu cũng nên lựa chọn các phụ kiện tối giản và thanh thoát nhé. Cụ thể, về trang sức, bạn có thể làm nổi bật sự nhẹ nhàng, thanh mảnh của mình bằng dây chuyền bạc, khuyên tai dáng dài hoặc to bản, đeo voan hoặc vương miện. 
Khi lựa chọn giày cưới, hãy ưu tiên các mẫu sandals đế bằng hoặc kiểu sandals buộc dây phóng khoáng, thanh lịch, hạn chế sử dụng các mẫu cao gót mũi nhọn khiến bạn khó di chuyển nhé. 
Cô dâu có thể tham khảo 11 phụ kiện cô dâuKinh nghiệm chọn giày cưới từ A-Z để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn nhé.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Trang phục chú rể

Chú rể có thể lựa chọn mặc vest hoặc mặc áo sơ mi đóng thùng với quần kaki vừa đơn giản nhưng vẫn lịch sự, phóng khoáng. Về màu sắc, chú rể có thể chọn vest, quần kaki màu đen cho lễ cưới trang trọng. 
Những bộ vest có gam màu tươi sáng hơn như trắng, xám, xanh ghi sẽ khiến bạn trông trẻ trung hơn. Bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc đồng màu với váy cưới của cô dâu để tăng sự hòa hợp giữa hai người nhé.
Về phụ kiện, chú rể cũng có thể lựa chọn đeo cà vạt hoặc nơ, túi áo cài một đóa hoa nhỏ cùng loại với hoa cầm tay cô dâu để tạo nên sự hài hoà giữa hai người nhé.

Trang phục người tham gia

Đối với bố mẹ của cô dâu chú rể, các bác nên lựa chọn những trang phục như lễ cưới truyền thống. Cụ thể, hai mẹ của cô dâu chú rể có thể mặc áo dài cổ truyền hoặc mặc những bộ váy dài sang trọng, trẻ trung hơn. Hai bố có thể lựa chọn mặc vest cùng màu với chú rể hoặc một bộ sơ mi - quần âu vừa lịch sự vừa hiện đại. 
Đối với khách mời tham dự lễ cưới ngoài trời, họ có thể mặc trang phục tuỳ ý tuy nhiên cần đảm bảo trang trọng và lịch sự. Trường hợp cặp đôi muốn khách mời mặc những bộ trang phục cùng màu với concept tiệc cưới, bạn có thể viết thêm lưu ý về dresscode màu trang phục khi gửi thiệp cưới cho khách nhé.  
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

Một số lưu ý khi tổ chức tiệc cưới ngoài trời

Ngoài những công việc chuẩn bị cho lễ cưới, cô dâu chú rể cần phải cân nhắc thêm đến vấn đề vệ sinh, đảm bảo an ninh và đặc biệt là việc tổ chức tiệc cưới trong thời điểm Covid-19 hiện nay để lễ cưới diễn ra thành công. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm chuẩn bị cho các vấn đề trên dưới đây.

1. Vấn đề vệ sinh

Cô dâu chú rể nên lưu ý tới vấn đề vệ sinh khi tổ chức tiệc cưới ngoài trời, đặc biệt là tại các sân vườn trong nhà hàng tiệc cưới do có thể có nhiều côn trùng, bọ hoặc muỗi. Trước tiệc cưới khoảng 3 ngày, cặp đôi nên yêu cầu nhà hàng phun thuốc diệt côn trùng, tránh xịt quá sát ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cặp đôi và khách mời nhé.

2. Vấn đề an ninh

Vấn đề an ninh cần được lưu ý và nên được thỏa thuận rõ giữa cặp đôi và đơn vị tổ chức trong hợp đồng. Cô dâu chú rể cần phải xác nhận xem địa điểm tổ chức tiệc cưới sẽ cung cấp hệ thống bảo vệ như thế nào, gồm bao nhiêu nhân viên bảo vệ, và cần kiểm tra thiệp cưới cẩn thận của khách mời cẩn thận để tránh khách lạ tham gia lễ cưới.
Nguồn ảnh: Quốc Đạt

3. Tổ chức tiệc cưới ngoài trời trong thời kỳ dịch COVID-19

Trong thời kỳ dịch COVID - 19, cô dâu chú rể nên hạn chế tổ chức tiệc cưới ngoài trời để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân và khách mời. Nếu đã lên kế hoạch, đặt cọc địa điểm, cặp đôi có thể gửi thiệp Change The Date cho khách mời và liên hệ với bên nhà hàng, khách sạn để dời lịch cưới. 
Nếu vẫn muốn tổ chức tiệc cưới, các bạn có thể tổ chức một đám cưới nhỏ với gia đình và gửi thiệp cưới online Nắmtay để thông báo về lễ cưới đến bạn bè và người thân. Nhờ có thiệp cưới online, bạn vẫn có thể nhận được những lời chúc đám cưới và tiền mừng cưới từ khách mời dù họ không trực tiếp tham gia vào buổi lễ.
Nhìn chung, lễ cưới ngoài trời yêu cầu khâu chuẩn bị phức tạp và chi phí cũng lớn hơn so với lễ cưới truyền thống, tuy nhiên đây sẽ là kỷ niệm vô cùng đáng nhớ và lãng mạn đối với cô dâu chú rể. Trường hợp bạn thích lễ cưới hiện đại và ấm cúng hơn, cùng tham khảo Wedding Ceremony cho một địa điểm gần hoặc Destination Wedding cho một lễ cưới ở địa điểm xa nhé. 

Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!