11 phụ kiện cô dâu không thể thiếu trong ngày cưới bao gồm: ♥ Mấn đội đầu cô dâu
♥ Lúp cô dâu
♥ Vương miện cô dâu
♥ Trang sức cưới
♥ Nhẫn cưới
♥ Đồ nội y cưới
♥ Hoa cưới
♥ Găng tay cô dâu
♥ Tùng váy cưới
♥ Giày cao gót cô dâu
♥ Túi cứu hộ khẩn cấp cho cô dâu
Phụ kiện cô dâu nên được chuẩn bị ít nhất từ 2 - 3 tháng trước đám cưới, có thể thuê hoặc mua tại các cửa hàng áo cưới cô dâu và cửa hàng trang sức uy tín. Vậy cần chuẩn bị và lựa chọn phụ kiện cô dâu trong ngày cưới như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mấn đội đầu cô dâu từ 50,000 - 100,000 đồng
Mấn đội đầu cô dâu là phụ kiện đi kèm cùng
áo dài cưới trong các đám cưới kiểu truyền thống. Mấn cô dâu bao gồm 2 loại là mấn nhiều tầng (mấn truyền thống) và mấn đơn (mấn cách tân). Trong đó, mấn nhiều tầng phù hợp với áo dài cưới truyền thống, còn mấn đơn nhỏ gọn hơn, phù hợp với áo dài cưới cách tân
Khi dùng mấn, cô dâu nên chọn
kiểu tóc búi xoăn nhẹ nhàng và chọn màu mấn sáng như đỏ, hồng, trắng hoặc cùng màu áo dài cưới.
Mấn nhiều tầng (Mấn truyền thống)
Mấn đơn (Mấn cách tân)
2. Lúp cô dâu từ 100.000 - 500.000 đồng
Lúp cô dâu (lúp đội đầu hay khăn voan cô dâu) là phụ kiện cài tóc phổ biến cho cô dâu khi mặc
váy cưới. Lúp cô dâu có chất liệu là vải voan trắng và đính kèm phụ kiện trang trí như hoa, nơ hay đá.
Cô dâu nên chọn lúp sao cho hài hòa với kiểu váy và
kiểu tóc. Lúp cô dâu sẽ cần tối giản nếu váy cưới được thiết kế cầu kỳ và ngược lại để tạo vẻ đẹp cân bằng. Lúp cô dâu sẽ phù hợp hơn với những kiểu tóc búi đơn giản hoặc tóc xõa nhẹ nhàng.
Lúp tổ chim cho cô dâu phong cách cổ điển, quý tộc
Lúp ngang vai cho những bộ váy cưới tối giản, nhẹ nhàng
Lúp khuỷu tay che mặt cho váy cưới thơ mộng
Lúp ngón tay tôn lên vẻ duyên dáng, thanh lịch cùng tóc xoăn nhẹ bồng bềnh
Lúp dài ngoại cỡ cho váy cưới thướt tha
Lúp dài chạm đất cho cô dâu với chiều cao lý tưởng
3. Vương miện cô dâu từ 100,000 - 500,000 đồng
Vương miện cô dâu là phụ kiện tóc cô dâu thay thế các loại cặp, lược hay vòng hoa vì vương miện dễ phối hợp với nhiều kiểu tóc. Việc lựa chọn vương miện cô dâu sẽ phụ thuộc vào gương mặt và mái tóc của cô dâu để tổng thể hài hoà. Xét theo gương mặt, cô dâu có gương mặt thon thì nên chọn vương miện thấp đỉnh. Nếu cô dâu có gương mặt tròn thì nên chọn vương miện có đỉnh nhọn và cao.
Xét theo kiểu tóc cô dâu, nếu cô dâu có mái tóc bồng bềnh thì nên chọn vương miện cao, ít hoạ tiết. Còn nếu cô dâu có mái tóc ngắn thì nên chọn vương miện to, nhiều họa tiết hơn để mái tóc nổi bật hơn.
Vương miện đỉnh thấp, không đỉnh cho cô dâu với khuôn mặt thon, dài
Vương miện chóp cao cho cô dâu có gương mặt tròn trịa, đầy đặn
Vương miện nhỏ nhắn, thanh mảnh cho cô dâu có gương mặt trái xoan xinh đẹp
Vương miện đính đá, ngọc trai cầu kỳ đối với cô dâu có mái tóc ngắn, tóc búi cao
Vương miện cao, ít hoạ tiết cho cô dâu có mái tóc dài bồng bềnh
4. Trang sức cưới từ 10 - 30 triệu đồng
Bộ trang sức cưới cô dâu bao gồm vòng cổ (hoặc kiềng), lắc tay và hoa tai. Chất liệu của trang sức cưới sẽ phụ thuộc vào ngân sách của cô dâu. Ví dụ, nếu cô dâu có khoảng 10 triệu đồng thì nên sắm bộ trang sức cưới bạc, 25 - 30 triệu đồng thì nên sắm trang sức cưới vàng hoặc bạch kim và kinh phí lớn hơn có thể tham khảo trang sức ngọc trai.
Ngoài ra, cô dâu cần lựa chọn trang sức dựa trên phong cách đám cưới và
kiểu váy cưới. Dây chuyền cưới sẽ phù hợp với những chiếc váy cưới hở vai hoặc xẻ sâu trong đám cưới phong cách hiện đại, còn kiềng vàng phù hợp hơn với váy cưới kín cổ, áo dài truyền thống trong đám cưới phong cách cổ truyền của Việt Nam.
Sợi dây chuyền nhỏ xinh, lấp lánh khiến cô dâu thêm nổi bật hơn
Một đôi khuyên tai nhỏ sẽ đem lại vẻ đẹp sang trọng, thanh tao và rạng rỡ
Lắc tay sẽ giúp từng cử chỉ tay của cô dâu thêm thanh thoát
5. Nhẫn cưới từ 5 - 20 triệu đồng
Nhẫn cưới là cặp nhẫn để đôi uyên ương trao cho nhau trong ngày cưới và đánh dấu khởi đầu của cuộc hôn nhân. Cô dâu chú rể cần lên kinh phí cho nhẫn cưới để lựa chọn được chất liệu và kiểu dáng phù hợp. Ví dụ, nhẫn cưới vàng sẽ dao động từ 5 - 15 triệu đồng, còn nhẫn cưới bạch kim sẽ trong khoảng 15 - 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, cần lưu ý lựa chọn kiểu dáng nhẫn đơn giản để tránh lỗi mốt và dễ dùng cuộc sống thường ngày.
Nhẫn cưới đính đá đơn giản
Nhẫn cưới vàng khắc tên
6. Đồ nội y cưới từ 200,000 - 1 triệu đồng
Đồ nội y cưới cần hỗ trợ cho váy cưới về cả kiểu dáng và màu sắc. Về màu sắc, cô dâu nên lựa chọn là trắng, be hoặc ren để tránh bị lộ khi mặc những chiếc váy cưới kiểu cách và có màu sáng.
Về kiểu dáng, khi mặc các loại váy cưới hở vai, hở lưng, cô dâu nên chọn nội y cúp không dây hoặc corset. Các loại váy xẻ sâu thì nên chọn nội y chữ U hoặc dán ngực. Ngoài ra, cô dâu cũng cần chú trọng đến sự thoải mái khi mặc đồ nội y kết hợp váy cưới, nên thử nhiều loại nội y khác nhau khi thử váy cưới để có lựa chọn tốt nhất.
Corset cho váy cưới cúp ngực đuôi cá
Áo ngực dán cho váy cưới hở lưng
Áo ngực chữ U cho váy cưới xẻ sâu
Áo cúp ngực không dây cho váy cưới trễ vai
Áo ngực đan dây chéo cho váy cưới dạng yếm
7. Hoa cưới từ 500,000 - 1.5 triệu đồng
Hoa cưới là tất cả hoa và lá được trang trí thành bó cho cô dâu cầm tay trong lễ cưới nhằm tăng sự lãng mạn của đám cưới. Hoa cưới nên có sự kết hợp hài hòa của các màu sáng như trắng, hồng phấn, vàng, đỏ.
Cô dâu nên dựa vào tỉ lệ cơ thể để lựa chọn bó hoa cưới cho phù hợp, những dáng người cần chú ý như dáng người tròn, dáng người gầy cao, dáng người to cao và quá nhỏ nhắn.
Cô dâu dáng người tròn: nên chọn những bó hoa dài, có độ lớn vừa phải.
Đối với cô dâu dáng cao, mảnh khảnh: Nên chọn một bó hoa cầm tay tròn, không quá to vì như vậy sẽ khuất đi thân hình cô dâu.
Đối với cô dâu dáng người cao, to: Nên có sự kết hợp giữa những loài hoa to như hoa ly, hoa lan giúp tạo sự cân bằng cho cơ thể
Đối với cô dâu có vóc dáng người nhỏ bé: Một bó hoa cầm tay tròn, nhỏ xinh sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
8. Găng tay cô dâu từ 100,000 - 500,000 đồng
Găng tay cô dâu là phụ kiện kết hợp cùng váy cưới được may cách điệu giúp cô dâu thêm kín đáo và duyên dáng hơn. Găng tay cưới là biểu tượng cho vẻ đẹp trinh nguyên của đôi tay nàng dâu nên được nhiều cô dâu ưa chuộng. Cô dâu nên dựa vào kiểu váy cưới và dáng cánh tay để chọn loại găng tay cưới có độ dài và chất liệu phù hợp.
Găng cổ tay sẽ dễ dàng kết hợp với mọi loại váy cưới khác nhau, dáng vóc của cô dâu
Găng dài sẽ kén người đeo và hợp với váy cưới vai trần hoặc không tay, không phù hợp với tay quá gầy hoặc bắp tay đầy đặn
9. Tùng váy cưới từ 100,000 - 1 triệu đồng
Tùng váy cưới là lớp lót phía trong váy cưới giúp tăng độ xòe và bồng bềnh cho váy cưới. Có 2 loại tùng là tùng rời và tùng liền váy, trong đó cô dâu nên chọn tùng liền được thiết kế theo váy cưới để tránh những tình huống “dở khóc dở cười” khi sử dụng tùng rời.
Ngoài ra, cô dâu cần dựa vào loại váy cưới để mua tùng có độ xòe phù hợp vì tùng càng nhiều tầng thì càng có độ xoè lớn và càng hợp với váy cưới bồng bềnh. Có 3 độ xòe phổ biến là tùng 6 tầng với độ xoè lớn nhất, tùng 3 tầng với độ xoè nhẹ nhàng và tùng 1 tầng xòe cho chân váy.
Tùng xoè 6 tầng cho váy cưới bồng bềnh như công chúa
Tùng xòe 3 tầng cho váy cưới xoè nhẹ nhàng
Tùng 1 tầng thép lớn cho váy cưới thướt tha
10. Giày cao gót cô dâu từ 300,000 - 2 triệu đồng
Giày cao gót cần được đầu tư ngay sau khi cô dâu đã chọn được váy cưới. Giày cần phù hợp với kiểu dáng của váy và đem lại sự thoải mái cho cô dâu trong buổi lễ. Một đôi giày mũi nhọn sẽ phù hợp với váy cưới xòe bồng bềnh trong khi một đôi giày đế xuồng sẽ phù hợp cho chiếc váy cưới ngắn, có vạt váy so le nhau.
Vì lễ cưới cô dâu cần phải đi lại nhiều nên độ cao của giày từ 5 - 7 cm là vừa. Nếu chú rể không quá cao thì cô dâu có thể lựa chọn những đôi giày đế bệt hoặc gót cao 2-3 cm để không bị cao hơn chú rể. Ngoài ra, các nàng nên chuẩn bị ít nhất 2 đôi giày cao gót để thay, 1 đôi lộng lẫy trong tiệc cưới và một đôi thoải mái hơn để di chuyển ăn tiệc, chúc tụng mọi người.
Giày cưới cao gót mũi nhọn cho váy cưới dài bồng bềnh
Giày cưới platform cho váy cưới ngắn
Giày cưới sandal cho tiệc cưới phong cách vintage
11. Túi cứu hộ khẩn cấp cho cô dâu 500,000 đồng
Túi cứu hộ cô dâu khẩn cấp là một chiếc túi chứa những vật dụng giúp cô dâu “chữa cháy” trong những trường hợp, sự cố xảy ra như váy cưới rách, giày gãy gót. Túi cứu hộ này có thể nhờ mẹ, phù dâu hoặc người bạn thân thiết cầm giúp trong ngày cưới. Túi cứu hộ sẽ cần
chứa các dụng cụ sau:
♥ Kim băng
♥ Khăn giấy
♥ Khăn ướt
♥ Keo dán gót giày
♥ Xịt thơm miệng
♥ Nước rửa tay khô
♥ Khẩu trang
♥ Thuốc giảm đau
♥ Thuốc say xe
♥ Băng vệ sinh
♥ Bông/gạc y tế
Có thể thấy, việc chuẩn bị những phụ kiện cưới cho cô dâu tương đối cầu kỳ, cần được tìm hiểu và tiến hành trước đám cưới khoảng 2 - 3 tháng. Còn việc chuẩn bị phụ kiện cho chú rể nên đơn giản hơn, tránh mang lại tác dụng ngược cho tổng thể của cặp đôi. Ngoài ra, nếu còn băn khoăn gì khi tổ chức đám cưới, bạn có thể tham khảo
Kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A - Z.
Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!