Cô dâu cần chuẩn bị những gì cho ngày cưới?
Cô dâu cần chuẩn bị những đồ dùng trong ngày cưới và cho cuộc sống khi về nhà chồng. Trong lễ cưới, những phụ kiện nàng nên chú trọng là váy cưới, giày cưới, nội y, trang sức và phụ kiện cưới. Ngoài những thứ kể trên, nàng nên chuẩn bị thêm túi “cứu hộ” chứa những vật dụng chữa cháy để phòng những sự cố bất ngờ.
Khi về nhà chồng, cô dâu cần chuẩn bị một số đồ dùng cơ bản, thiết yếu để sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu kỹ hơn cô dâu cần chuẩn bị những gì cho ngày cưới nhé.
1. Chuẩn bị váy cưới
Khi chuẩn bị váy cưới, cô dâu nên cân nhắc chọn váy cưới sao cho vừa phù hợp với buổi lễ vừa phù hợp với dáng người. Đồng thời, bạn cũng nên xem xét các phương án may, mua sẵn hoặc thuê váy cưới trong ngày trọng đại của mình.
Cô dâu có thể chuẩn bị một hoặc nhiều bộ váy cưới dựa trên
sở thích và ngân sách đám cưới
của mình. Nếu chú trọng sự đơn giản và tiết kiệm chi phí (
2 - 4 triệu đồng), bạn chỉ cần chuẩn bị
một bộ váy cho lễ cưới.
Nếu ưa thích sự cầu kỳ và có ngân sách dư dả hơn (6 - 8 triệu đồng), bạn có thể cân nhắc chuẩn bị nhiều bộ váy cưới cho các hoạt động khác nhau trong lễ cưới, bao gồm: váy chào khách, váy đi vào lễ đường, váy tiếp khách.
Khi chọn váy cưới, cô dâu nên xem xét dáng người của mình là gầy, đầy đặn hay cân đối để lựa chọn dáng váy phù hợp giúp che đi khuyết điểm và tôn lên vẻ đẹp của mình.
Chẳng hạn, cô dâu có dáng người gầy nên chọn những chiếc váy cưới có độ xòe rộng, tay bồng, chiết eo nhẹ hoặc váy cổ thuyền, trễ vai đồng thời có điểm nhấn nổi bật, thu hút ánh nhìn. Bạn không nên chọn những chiếc váy bó sát cơ thể, có chất liệu mỏng hoặc quá nhàm chán, đơn điệu, dễ lộ khuyết điểm gầy của cơ thể.
Cô dâu có dáng người đầy đặn nên ưu tiên những mẫu váy đơn giản, có độ xòe vừa phải, không đính quá nhiều hoa hoặc họa tiết. Cô dâu có bắp tay to nên chọn những thiết kế có phần tay bằng vải voan, ren với hoa văn tinh tế để che đi khuyết điểm.
Cô dâu có
dáng người cân đối có thể thoải mái chọn mẫu váy cưới theo sở thích. Đặc biệt bạn có thể thử những kiểu
váy đuôi cá hoặc
váy chữ A trễ vai để khoe được đường cong của cơ thể. Để chọn váy cưới phù hợp với mình, bạn có thể tham khảo bài viết
Kinh nghiệm chọn váy cưới từ A - Z.
Nguồn: DatLe Photos & Salute
Bạn có thể chọn may váy cưới của riêng mình, mua sẵn hoặc thuê váy cưới tùy theo mức ngân sách của bản thân. Nếu có thể dành 15 - 50 triệu đồng cho việc chuẩn bị váy cưới, bạn có thể đặt may chiếc váy cưới của riêng mình theo số đo của bản thân. Bạn nên lưu ý liên hệ trước 3 - 4 tháng để kịp thời hoàn thiện, chỉnh sửa và để chụp ảnh cưới nếu bạn muốn.
Nếu có ngân sách hạn hẹp hơn (5 - 10 triệu đồng), bạn có thể cân nhắc mua váy cưới để lưu giữ kỉ niệm đặc biệt trong đời. Khi chọn cách này, bạn cần tham khảo và lựa chọn các mẫu váy từ trước 1 - 1,5 tháng để chỉnh sửa cho phù hợp.
Còn nếu không muốn tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc, bạn cũng dễ dàng
thuê được chiếc váy cưới ưng ý tại các studio với giá
1 - 2 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo bài viết
Nên may hay mua váy cưới? để hiểu rõ hơn ưu nhược điểm của từng phương án đầu tư váy cưới nhé.
Hãy lưu ý hẹn lịch thử lại áo cưới, áo dài trước khoảng 3 - 5 ngày để chắc chắn rằng bộ váy sẽ vừa vặn và không có lỗi may vá trong ngày lễ trọng đại. Bạn có thể cân nhắc chiết eo, sửa phần cầu vai hoặc ngực để vừa vặn với bản thân. Vì váy cưới có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đời mỗi cô dâu nên hãy chỉnh sửa đến khi bạn thấy vừa ý nhất, để hoàn toàn tự tin và tỏa sáng trong lễ cưới của mình nhé.
Bên cạnh có, cô dâu cũng cần lên kế hoạch chuẩn bị
váy chụp ảnh cưới. Bạn có thể dễ dàng thuê tại các studio chụp ảnh. Nếu muốn bộ ảnh cưới của mình theo
concept độc đáo, sáng tạo hơn, bạn có thể thuê thêm
sườn xám, áo lục bình, áo bà ba hoặc
váy công chúa để có những shoot ảnh cưới lung linh nhất.
Nguồn: Trường Xuân
2. Chuẩn bị giày cưới
Việc lựa chọn
giày cưới nên được chuẩn bị cùng thời gian với váy cưới, khoảng
3 tháng trước khi đám cưới diễn ra. Khi đó, bạn có thể lựa chọn váy cưới và giày cưới đồng bộ cũng như có nhiều thời gian đi lại để
làm quen với giày hơn.
Về đặc điểm của giày cưới, cô dâu nên chọn giày có màu sắc phù hợp với váy cưới, độ cao của giày giúp cô dâu đi lại thoải mái nhất và kiểu dáng phù hợp với nơi tổ chức đám cưới.
Cụ thể về màu sắc, cách đơn giản nhất là mua giày cùng màu với váy cưới. Trong trường hợp muốn mua một đôi giày phù hợp cho nhiều màu váy khác nhau, bạn nên ưu tiên màu nude, trắng ngà. Bạn cũng nên thử giày cùng váy cưới để đảm bảo giày và váy đồng bộ về kiểu dáng, màu sắc nhé.
Về độ cao của giày cưới, bạn nên chọn những đôi giày có độ cao vừa phải để dễ dàng di chuyển trong đám cưới. Giày khoảng 7cm sẽ là lựa chọn thích hợp vừa giúp cô dâu tôn dáng lại giúp chiều cao của nàng thêm nổi bật. Tuy nhiên bạn có thể chọn giày thấp hơn 3 - 5cm để tránh cao hơn chú rể nhé.
Về
kiểu dáng, nếu bạn dự định tổ chức
Wedding Ceremony tại
sân vườn, hãy chọn
giày đế xuồng hoặc
giày bệt để dễ cân bằng khi đi lại. Với
Destination Wedding trên
bãi biển,
dép hoặc sandals sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Trường hợp tổ chức đám cưới ở
khách sạn hoặc nhà thờ, bạn có thể chọn
giày cao gót mũi nhọn phù hợp với phong cách trang trí đám cưới.
Nguồn: DatLe Photos & Salute
3. Chuẩn bị nội y cưới
Bạn nên lên kế hoạch trước khoảng 3 tuần để có dư dả thời gian tìm kiếm
bộ nội y ưng ý nhất. Nhìn chung, khi chọn nội y, bạn cần phải xem xét các tiêu chí như
màu sắc, kích cỡ và
kiểu dáng váy cưới mà bạn đã chuẩn bị.
Về màu sắc, màu nội y có thể tệp với da (trắng, hồng nhạt, hoặc màu da) hoặc tệp với màu váy cưới bạn chọn. Về kích cỡ, bạn nên chọn áo lót vừa vặn, ôm sát với chất liệu mềm mại, thoải mái.
Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc đến dáng váy để lựa chọn nội y phù hợp. Ví dụ nếu bạn mặc áo cưới hở vai, bạn cần chuẩn bị nội y cúp ngực. Nếu váy cưới của bạn xẻ ngực sâu hoặc hở lưng, bạn nên tham khảo các miếng mút dán ngực.
4. Chuẩn bị tùng váy cưới
Tùng váy cưới là lớp lót bên trong váy cưới của cô dâu, giúp tăng độ bồng bềnh, lộng lẫy của váy cưới. Cô dâu nên cân nhắc độ xòe của váy cưới để chọn số tầng của tùng cho phù hợp. Chẳng hạn, tùng 6 tầng sẽ thích hợp cho váy cưới công chúa trong khi tùng 3 tầng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho váy cưới có độ xòe vừa phải.
Nguồn: DatLe Photos & Salute
5. Chuẩn bị trang sức cưới
Bộ trang sức cưới gồm các loại trang sức cơ bản là
nhẫn cưới,
dây chuyền hoặc kiềng cô dâu, bông tai và vòng tay cô dâu. Bộ trang sức cưới sẽ được chọn từ các chất liệu và kiểu dáng khác nhau, tùy vào
điều kiện kinh tế và sở thích của nàng.
Cụ thể, nếu nàng có kinh phí trang sức cưới thấp (5 - 6 triệu đồng) và ưa thích sự trẻ trung, hãy tham khảo bộ trang sức cưới bạc. Trang sức bạch kim sẽ phù hợp với cô dâu có tài chính khá giả (8 - 30 triệu đồng) và theo đuổi phong cách sang trọng.
Trong khi đó, chất liệu vàng hoặc ngọc trai sẽ thích hợp với những cô dâu có ngân sách lớn hơn (10 - 45 triệu đồng) và có phong cách cổ điển, quyền quý.
6. Chuẩn bị phụ kiện tóc cô dâu
Những
phụ kiện tóc không thể thiếu của cô dâu trong ngày cưới bao gồm mấn đội đầu, vương miện, lúp đội đầu, kẹp tóc, lược cài tóc và vòng hoa cô dâu. Bạn nên lựa chọn phụ kiện tóc từ
2 - 3 tháng trước đám cưới và nên kết hợp cùng với váy cưới để tạo sự hài hoà.
Một lưu ý nữa khi chọn phụ kiện tóc cô dâu là chỉ nên kết hợp 1 - 2 phụ kiện tóc để tránh diện mạo của bạn quá cầu kỳ và loè loẹt nhé.
Nguồn: Hoàng Giang
7. Chuẩn bị hoa cưới cô dâu
Để chọn hoa cưới cầm tay phù hợp, cô dâu cần lựa chọn loại hoa dựa theo khả năng tài chính của bản thân cũng như thời gian buổi lễ. Ngoài ra, cô dâu cần chọn dáng hoa dựa trên vóc dáng, kiểu váy và phong cách đám cưới.
Về loại hoa, bạn nên chọn hoa cưới là hoa tươi theo mùa nếu có ngân sách dư dả (400,000 - 2 triệu đồng) hoặc chọn hoa cưới giả nếu có ngân sách hạn hẹp hơn (giá thuê từ 100,000 - 300,000 đồng/ngày).
Về dáng hoa, có
6 dáng hoa cưới cầm tay khác nhau để cô dâu lựa chọn là dáng ngắn, dáng dài, dáng tròn, dáng thác nước, dáng hoa tự nhiên và hoa cưới hình quạt. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm chọn hoa cưới đầy đủ nhất
tại đây.8. Chuẩn bị túi “cứu hộ” khẩn cấp
Cô dâu nên chuẩn bị cho mình một túi cứu hộ khẩn cấp bao gồm nhiều đồ vật nhỏ cần thiết như kim băng, khăn giấy, khăn ướt, keo dán gót, xịt thơm miệng, rửa tay khô, thuốc giảm đau và thuốc say xe.
Túi cứu hộ này có thể giúp bạn xử lý những sự cố không đáng có trong lễ cưới như váy cưới bị rách, giày gãy gót hay đánh đổ rượu lên váy cưới. Bạn có thể nhờ mẹ mình, phù dâu hoặc người bạn thân thiết cầm giúp chiếc túi trong ngày cưới nhé.
9. Chuẩn bị đồ dùng khi về nhà chồng
Bên cạnh việc chuẩn bị trang phục, phụ kiện trong lễ cưới, bạn nên dành thời gian sắp xếp đồ dùng mang về nhà chồng. Bạn chỉ nên chọn những đồ dùng thật sự cần thiết, những đồ còn lại có thể đưa đến sau hoặc mua mới. Cụ thể, những món đồ cô dâu cần chuẩn bị khi về nhà chồng là:
♥1 - 2 bộ quần áo ngủ
♥1 - 2 bộ quần áo mặc hàng ngày
♥2 - 3 bộ quần áo lót
♥Bộ quần áo hoặc váy đẹp để hôm sau lại mặt
♥Một đôi giày, dép quai hậu, dép đi hằng ngày nếu cần
♥Bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm
♥Đồ mỹ phẩm, đồ tẩy trang, son môi
♥Điện thoại, sạc điện thoại, máy tính laptop nếu cần
Nguồn: DatLe Photos & Salute
Kế hoạch làm đẹp toàn diện cho cô dâu trước khi cưới
Quá trình làm đẹp toàn diện cho cô dâu cần được tiến hành từ khoảng 3 tháng trước đám cưới, bắt đầu từ việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, chuẩn bị tâm lý, sức khỏe đến việc chăm sóc da, tóc, giấc ngủ và lựa chọn phong cách trang điểm. Cùng tìm hiểu cụ thể từng bước ở phần sau nhé.
Bước 1: Khám sức khỏe tiền hôn nhân
Các cặp vợ chồng tương lai sẽ được làm xét nghiệm gồm 2 kiểm tra chính là kiểm tra sức khỏe tổng quát và kiểm tra bệnh di truyền, lây và truyền nhiễm để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho vợ/chồng và con cái. Thời gian tối ưu nhất để đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn.
Bạn nên đến các bệnh viện lớn, các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện 108, Vinmec hoặc Hồng Ngọc để khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tùy theo từng cơ sở y tế, gói dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng.
Bước 2: Chuẩn bị tâm lý trước khi cưới
Cô dâu nên chuẩn bị cho mình một tinh thần luôn vui tươi, thoải mái vì kết hôn là một trong những sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời. Tâm trạng tốt sẽ giúp cô dâu tránh được những lo lắng, áp lực về tình yêu, tài chính hay khủng hoảng tiền hôn nhân.
Một số cách để cô dâu duy trì tâm lý thoải mái trước khi cưới là tập thể dục, tập yoga, sử dụng các liệu pháp thư giãn như massage hoặc tâm sự, chia sẻ cùng gia đình, bạn bè thân thiết. Đây là những cách hữu hiệu giúp bạn giải tỏa căng thẳng đồng thời nhận được lời khuyên hữu ích từ những người đã có kinh nghiệm.
Nguồn: Minh Huyền
Bước 3: Cải thiện vóc dáng trước khi cưới
Cô dâu nên xem xét vóc dáng hiện tại của mình để lựa chọn phương pháp tập luyện thích hợp. Cụ thể, nếu bạn đang sở hữu một vóc dáng cân đối, bạn chỉ cần tập luyện và có chế độ ăn uống hợp lý để duy trì dáng vóc.
Trường hợp bạn cần giảm cân để tự tin hơn khi mặc váy cưới, bạn có thể đăng ký các lớp gym, yoga, aerobics hoặc zumba để tăng sự dẻo dai, giúp cơ thể săn chắc, gọn gàng hơn.
Để tăng hiệu quả cho vóc dáng, bạn có thể tăng cường độ luyện tập hoặc tập theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Khi đó, bạn sẽ có một kế hoạch cụ thể cho việc luyện tập và giảm cân một cách hiệu quả mà vẫn an toàn, tránh trường hợp ép giảm cân quá nhanh sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi, làn da nhăn nheo thiếu sức sống.
Bước 4: Cải thiện chế độ ăn uống trước khi cưới
Để có được vóc dáng và sức khỏe tốt nhất cho ngày cưới thì ngoài tập luyện, cô dâu nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin và uống nước đều đặn.
Cụ thể, về chế độ ăn uống, cô dâu cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng của bữa ăn. Trước hết, bạn phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa một ngày và bổ sung nhiều rau củ quả. Về chất lượng, bữa ăn đủ chất là bữa ăn có đủ 3 thành phần quan trọng: tinh bột, rau xanh và protein. Bạn cũng có thể cân nhắc chế độ ăn kiêng như Eat Clean, Keto, Low Carb để cải thiện vóc dáng.
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin và khoáng chất qua các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Đối với cô dâu, bạn có thể tham khảo và sử dụng các loại vitamin C, vitamin E hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện da, tóc, móng tay, điều hòa nội tiết tố để duy trì làn da và vóc dáng cho lễ cưới.
Đặc biệt, nếu bạn và nửa kia quyết định có con ngay sau khi cưới, bạn cũng nên bổ sung những vitamin và khoáng chất cần thiết để cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, giúp làm tăng khả năng thụ thai như sắt, canxi, axit folic hoặc iot.
Cô dâu cũng nên chú ý uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm của làn da, giảm căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái. Trung bình nữ giới cần uống từ 1.5 - 2.7 lít nước mỗi ngày tương đương khoảng 6 - 8 cốc nước.
Bạn có thể mang theo một bình nước, cài đặt các ứng dụng nhắc uống nước, hoặc ăn hoa quả để đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Ngoài ra cần hạn chế cồn và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 5: Chăm sóc da trước khi cưới
Cô dâu nên cân nhắc thời gian chăm sóc da dựa trên tình trạng da của bản thân. Nếu cô dâu có làn da không nhiều khuyết điểm hay không quá bận rộn có thể chăm sóc da trước khi cưới 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, nếu cô dâu có nhiều vấn đề về da và có nhiều thời gian hơn nên chăm sóc da trước ngày cưới 4 - 6 tháng.
Có nhiều cách giúp cô dâu chăm sóc làn da khỏe mạnh, mịn màng như skincare hàng ngày, triệt lông, đi spa. Cô dâu có thể chọn một cách hoặc phối hợp nhiều cách với nhau để có được hiệu quả tốt nhất. Một làn da tươi sáng sẽ giúp lớp trang điểm trong ngày cưới càng thêm rạng rỡ.
Bước 6: Chăm sóc tóc cô dâu trước ngày cưới
Để có một mái tóc bóng khỏe và phù hợp với lễ cưới, cô dâu cần chọn phương pháp chăm sóc tóc, màu tóc và kiểu tóc thích hợp.
Nếu tóc bạn đang khô xơ và chẻ ngọn, hãy đi tỉa hết phần ngọn chẻ và phục hồi tóc bằng các sản phẩm dưỡng, hấp. Bên cạnh việc dưỡng hấp tóc tại salon, bạn có thể cân nhắc đầu tư các sản phẩm chăm sóc tóc tại nhà như dầu dưỡng argan oil, serum và mặt nạ dành riêng cho tóc để có một mái tóc bóng khỏe.
Khi chọn màu tóc, cô dâu nên cân nhắc chọn kiểu tóc nhuộm phù hợp với phong cách đám cưới và làn da của mình. Ví dụ, nếu đám cưới theo phong cách truyền thống, bạn có thể lựa chọn các tông màu trầm như nâu chocolate, nâu hạt dẻ và tránh các màu quá nổi bật như đỏ, xanh lá.
Trường hợp lựa chọn kiểu tóc phù hợp với nước da, bạn có thể phá cách với các tông nâu sáng hoặc bạch kim nếu sở hữu một làn da trắng. Nếu bạn có làn da ngăm hay trung bình, bạn chỉ nên lựa chọn các tông trầm như màu nâu khói, nâu mật ong, nâu lạnh.
Về độ dài của tóc, bạn nên để tóc dài ngang lưng để tạo được nhiều kiểu tóc cầu kỳ. Nếu tóc bạn chưa đủ độ dài cần thiết, bạn có thể lựa chọn các loại kẹp nối tóc. Có rất nhiều loại kẹp nối tóc với nhiều kiểu dáng, độ dài, độ xoăn để bạn dàng tìm được tóc nối đồng màu với màu tóc của mình với giá cả rất phải chăng, dao động từ 30.000 - 100.000 đồng.
Một số kiểu
tóc cô dâu bạn có thể tham khảo là tóc
búi thấp thanh lịch,
tóc tết nữ tính,
buông xõa tự nhiên hoặc
buộc nửa đầu dịu dàng. Bạn nên cân nhắc độ dài của tóc, kiểu khuôn mặt, kiểu trang phục và make up đám cưới của mình để lựa chọn kiểu tóc phù hợp nhất.
Nguồn: Quốc Đạt
Bước 7: Ngủ đủ giấc trước khi cưới
Trong thời gian chuẩn bị cho lễ cưới, tuy có nhiều việc cần chuẩn bị, bạn vẫn cần đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày để luôn rạng rỡ, xinh đẹp nhất trong ngày trọng đại.
Có một số cách bạn có thể thực hiện để đảm bảo chất lượng giấc ngủ trước lễ cưới như hạn chế uống cà phê hoặc trà sau 2 giờ chiều. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thư giãn tinh thần bằng cách tắm nước nóng, uống một cốc sữa ấm hoặc đọc sách và hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Bước 8: Lựa chọn phong cách trang điểm phù hợp trong ngày cưới
Bạn nên hẹn thợ trang điểm trước khoảng 2 - 3 tuần để chọn được thời gian phù hợp. Khi lựa chọn make-up artist cho lễ cưới, bạn hãy xem ảnh feedback trên Facebook hoặc Instagram của những cô dâu từng make-up trước đó.
Bạn nên chọn
phong cách trang điểm dựa trên
gương mặt và
phong cách đám cưới của mình. Ví dụ, nếu da bạn
không có nhiều khuyết điểm hoặc tổ chức đám cưới
ngọt ngào, lãng mạn, bạn có thể lựa chọn trang điểm theo
phong cách Hàn Quốc. Trường hợp bạn sở hữu một gương mặt sắc sảo, hoặc tổ chức lễ cưới theo phong cách vintage phóng khoáng, trang điểm theo phong cách phương Tây sẽ là sự lựa chọn thích hợp.
Nếu bạn chưa chọn được phong cách trang điểm cho mình, bạn có thể nhờ thợ trang điểm xem qua mẫu váy cưới để họ lựa chọn layout và kiểu tóc phù hợp. Nếu đang phân vân giữa các phong cách trang điểm, bạn có thể yêu cầu thợ trang điểm make-up thử cho bạn, từ đó lựa chọn phong cách phù hợp.
Nguồn: Minh Huyền
Trên đây là tổng quan những việc cô dâu phải chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại trong đời. Ngoài ra cô dâu có thể tham khảo thêm
ý kiến của người thân để quá trình chuẩn bị đầy đủ và thuận tiện nhất. Để tìm hiểu thêm kinh nghiệm tổ chức đám cưới đầy đủ nhất, bạn có thể tham khảo
tại đây.Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!