Nghi thức trước khi tổ chức lễ cưới Công giáo
Trước ngày tổ chức lễ cưới, cặp đôi sẽ cần thực hiện những nghi thức riêng biệt theo đức tin của Thiên Chúa giáo về hôn nhân và gia đình bên cạnh những công việc chuẩn bị lễ cưới thông thường như: chụp ảnh cưới, thuê địa điểm hay trang trí đám cưới.
Cùng tìm hiểu chi tiết những nghi thức trước lễ cưới Công giáo mà cô dâu chú rể cần chuẩn bị dưới đây nhé.
1. Cô dâu chú rể ra mắt gia đình và Cha quản xứ
Trong đạo Công giáo, hôn nhân và tình yêu vợ chồng rất được coi trọng. Đôi nam nữ khi đến với nhau là do tự nguyện, không bị ràng buộc hay thúc ép từ bất kỳ ai khác. Do đó, khi đã xác định lấy nhau, hai người sẽ cần công khai ra mắt gia đình hai bên để thông báo và khẳng định tình yêu cao quý của mình.
Sau khi ra mắt gia đình, cặp đôi sẽ trình diện Cha xứ nơi hai người sinh sống. Khi đó, Cha xứ sẽ tư vấn cho hai bạn về các công đoạn chuẩn bị đám cưới và quá trình học giáo lý hôn nhân sao cho thuận tiện nhất có thể.
Cặp đôi nên ra mắt gia đình và trình diện Cha quản xứ từ sớm, khoảng 9 tháng đến 1 năm trước đám cưới để có nhiều thời gian chuẩn bị các khâu khác cho ngày trọng đại nhé.
2. Học giáo lý hôn nhân và lấy chứng chỉ
Giáo lý hôn nhân là những bài học về đặc tính của Công giáo, của hôn nhân Công giáo, cuộc sống gia đình, sinh sản và giáo dục con cái do Giáo hội chuẩn bị cho đôi bạn trẻ bước vào cuộc sống hôn nhân.
Thời gian học giáo lý hôn nhân sẽ phụ thuộc vào tôn giáo của cả hai bạn. Cụ thể, nếu cặp đôi đều theo đạo Công giáo, các bạn sẽ mất 6 tháng tương ứng với 12 buổi học giáo lý hôn nhân.
Trường hợp một trong hai người không theo đạo Công giáo, các bạn sẽ cần thực hiện nhiều bước hơn trong thời gian dài hơn, từ 10 tháng đến 1 năm. Cụ thể, hai bạn sẽ cần liên hệ với Linh mục để chuẩn bị “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”, sau đó, người không theo đạo sẽ cần đăng ký học giáo lý tân tòng từ 4 - 8 tháng rồi mới tiến hành học giáo lý hôn nhân.
Sau khi kết thúc quá trình học giáo lý hôn nhân, hai bạn sẽ được cấp bằng giáo lý hôn nhân. Hãy sắp xếp để lấy bằng trước lễ cưới khoảng 3 tháng để chuẩn bị cho các công đoạn khác của lễ cưới nhé.
3. Chọn ngày lành tháng tốt
Việc lựa chọn ngày lành tháng tốt cho lễ cưới Công giáo sẽ do Cha xứ nơi hai bạn đăng ký lựa chọn, chiếu theo lịch Công giáo. Tuy nhiên, trước khi trình diện Cha xứ để xin chọn ngày, gia đình cần xem ngày giờ tốt cho các nghi lễ cưới hỏi khác như
dạm ngõ,
lễ gia tiên và
lễ vu quy.
Việc xem trước ngày đẹp của các nghi lễ liên quan sẽ giúp Cha xứ dễ dàng chọn được thời gian tổ chức lễ cưới tại nhà thờ phù hợp với các mốc thời gian mà gia đình đã lựa chọn.
4. Chuẩn bị hồ sơ hôn phối và đăng ký hôn phối
Sau khi đã kết thúc việc học giáo lý hôn nhân, cặp đôi cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để đăng ký hôn phối tại nhà thờ mà hai bạn làm lễ cưới. Bộ hồ sơ hôn phối bao gồm:
♥Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia;
♥Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng;
♥Chứng chỉ giáo lý hôn nhân;
♥Giấy đăng ký kết hôn dân sự;
♥Sổ gia đình công giáo (bản chính):
♥Giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp (đối với hôn nhân khác đạo).
Khi đã có đủ bộ hồ sơ, hai bạn cùng cha hoặc mẹ sẽ đến trình diện nơi Cha xứ thụ lý hồ sơ hôn phối. Các bạn có thể đăng ký hôn phối tại nhà trai, nhà gái hoặc đăng ký tại nơi hai bạn đang cư trú đều được. Nếu hai bạn không còn cha mẹ, hãy đi cùng người thân nhất trong gia đình để trình diện Cha xứ nhé.
Khi trình diện Cha xứ, cặp đôi cần xuất trình hồ sơ hôn phối, mỗi người lần lượt gặp riêng Cha để trình bày khúc mắc (nếu có), sau đó gia đình và Cha xứ sẽ xác định thời gian và địa điểm xin lễ cưới.
5. Rao hôn phối
Rao hôn phối là một nghi thức vô cùng quan trọng trong đám cưới Công giáo, khi đó Cha xứ phụ trách chứng hôn sẽ có bổn phận lập tờ rao và gửi đến các cha xứ nơi mà đôi bạn trẻ đang cư trú hoặc đã cư trú trong thời gian dài.
Sau khi nhận tờ rao, các Cha xứ sẽ rao thông báo về lễ cưới của cặp đôi trong ba Chúa Nhật ở giáo xứ mỗi bên. Khi đó, mọi người trong công đoàn sẽ được thông báo về lễ cưới của hai bạn, xem xét xem còn vấn đề gì tồn đọng khi hai bạn đến với nhau hay không hay có ai phản đối hay không.
Quá trình rao hôn phối cũng là khoảng thời gian để cặp đôi tĩnh tâm lại, suy nghĩ và sẵn sàng đón nhận cuộc sống hôn nhân.
6. Chuẩn bị cho lễ cưới
Việc chuẩn bị cho lễ cưới Công giáo bao gồm các bước tương tự như một lễ cưới thông thường, tuy nhiên cặp đôi sẽ cần lưu ý về cách
trang trí bàn thờ cho lễ gia tiên, trang trí lễ đường và trang phục cưới sẽ có một số sự khác biệt. Cụ thể:
Trang trí bàn thờ
Về việc trang trí bàn thờ, đa phần người theo đạo Công giáo chỉ có bàn thờ Chúa, không có bàn thờ ông bà tổ tiên. Do vậy, gia đình sẽ cần chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ phía dưới bàn thờ Chúa, trang trí thêm khăn trải bàn, lư đồng, hoa quả và 3 nén hương để thực hiện phần lễ gia tiên.
Đối với bàn thờ Chúa, gia đình có thể trang trí thêm hoa, đèn và câu khẩu hiệu “Thiên chúa là tình yêu” hoặc “Sự gì Chúa đã sắp đặt loài người không được phân ly” để tăng sự trang trọng nhé. Các bạn cần lưu ý giữ bàn thờ sạch sẽ, bóng loáng và tránh đặt đĩa hoa quả lên bàn thờ Chúa.
Trang trí nhà thờ tổ chức lễ cưới
Về trang trí lễ đường, một số nhà thờ sẽ có trang trí sẵn như hoa lụa, ruy băng để đồng bộ với khung cảnh và phong cách của lễ đường. Nếu cặp đôi muốn trang trí theo ý mình, hãy trình bày rõ nguyện vọng với Cha xứ để tìm hiểu những hạng mục được trang trí và những hạng mục không được thay đổi nhé.
Những cách trang trí khung cảnh lễ đường đẹp nhất cho ngày cưới các bạn có thể tham khảo như gắn hoa lối đi lên sân khấu, hoa dọc băng ghế của nhà thờ hay trang trí
cổng hoa cưới phía cửa nhà thờ.
Chuẩn bị trang phục cưới
Về phần trang phục cưới, nhà thờ không quy định trang phục cưới bắt buộc cho cô dâu chú rể, tuy nhiên các bạn cũng cần chuẩn bị những bộ trang phục cưới trang trọng, không quá hở hang để thể hiện không khí trang nghiêm.
Cụ thể, trang phục cưới trong nhà thờ của cô dâu tốt nhất nên là
áo dài cưới kín đáo, soiree hoặc váy cưới nhẹ nhàng. Chú rể có thể lựa chọn một bộ vest, comple hoặc sơ mi quần âu có màu sắc tối màu, hoạ tiết giản dị để tạo sự hoà hợp giữa hai người nhé.
Chuẩn bị thiệp cưới
Khác với các mẫu
thiệp cưới thông thường, thiệp cưới của người Công giáo thường khá
đơn giản, chú trọng các biểu tượng tôn giáo và cách sắp xếp thông tin. Cụ thể, về màu sắc, mẫu thiệp cưới Công giáo thường có tone màu đen trắng hoặc vàng tối giản.
Về phần trang trí, các mẫu thiệp cưới Công giáo thường được trang trí các biểu tượng đặc trưng của Thiên Chúa giáo như quyển sách có in cây thánh giá hay hình ảnh ngọn nến thay vì hoa lá sặc sỡ như mẫu thiệp cưới thông thường.
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể in thêm phần lời ban chúc của Chúa trong tấm thiệp để thể hiện sự biết ơn và cầu nguyện cho cuộc sống hôn nhân tốt đẹp.
Về
thông tin trên thiệp cưới, cặp đôi cần ghi thông tin về nhà thờ nơi các bạn sẽ tổ chức nghi thức hôn phối đầu tiên, sau đó mới là các thông tin về địa điểm tiệc cưới để khách mời tránh nhầm lẫn giữa hai địa điểm với nhau nhé.
Thiết kế ngay chiếc thiệp cưới online của riêng bạn theo bất kỳ phong cách nào chỉ với 5 phút
tại đây nhé.
Nghi thức trong lễ cưới Công giáo
Trong lễ cưới Công giáo, bên cạnh những nghi lễ truyền thống trong ngày cưới của người Việt như lễ gia tiên, lễ xin dâu hay lễ thành hôn, cặp đôi còn cần tuân thủ những nghi thức Hôn phối đặc trưng của tôn giáo mình dưới đây.
1. Thẩm vấn đôi tân hôn
Mở đầu buổi lễ thành hôn, Chủ tế sẽ lần lượt hỏi cô dâu chú rể 3 câu hỏi về sự tự do, về việc yêu thương nhau suốt đời và việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này nhằm giúp cặp đôi xác nhận rằng họ đã thực sự trưởng thành và ý thức được việc kết hôn là tự do, mục đích của hôn nhân là chung thuỷ với nhau suốt đời, sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái.
2. Trao lời thề nguyện
Lời thề nguyện (Wedding Vows) là những lời thề hứa, hẹn ước mà cặp trẻ trao cho nhau trước tất cả người chứng kiến. Một lời thề nguyện có thể mang phong cách truyền thống như cam kết sẽ gắn bó với nhau suốt đời hoặc các lời thề nguyện trẻ trung, lãng mạn hơn về sở thích, kỷ niệm hay câu chuyện tình yêu của cặp đôi.
Cùng tìm hiểu chi tiết cách chuẩn bị lời thề nguyện xúc động trong ngày cưới tại
Wedding Vows là gì? nhé.
3. Làm phép và trao nhẫn cưới
Khi cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, Cha xứ sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Khi đó, chú rể sẽ trao nhẫn cưới và hôn cô dâu để công khai cuộc hôn nhân hạnh phúc, thiêng liêng của họ tới tất cả mọi người.
Trong một số đám cưới Công giáo, cô dâu chú rể có thể thực hiện thêm nghi thức thắp nến. Khi đó, mỗi người sẽ cầm một ngọn nến tượng trưng cho cuộc sống riêng của mình, cả hai sẽ dùng cây nến của mình thắp chung một cây nến khác và thổi tắt cây nến riêng. Việc này mang ý nghĩa cuộc sống tách biệt của hai người từ giờ đã trở thành cuộc sống có đôi có cặp, luôn gắn bó và chung thuỷ bên nhau.
4. Ký tên vào Sổ Hôn phối
Sau khi trao nhẫn, cô dâu chú rể, hai người chứng giám lễ cưới và Linh mục sẽ cùng ký tên mình vào Sổ Hôn phối, được lưu trong văn khố của giáo xứ. Tuy nhiên, việc ký tên này cũng có thể được thực hiện sau khi lễ cưới kết thúc.
5. Gửi lời cảm ơn và kết thúc Hôn phối
Cuối nghi lễ, cặp đôi cần soạn trước lời cảm ơn tới Cha chủ trì cũng như toàn thể người thân, quan khách đã góp mặt trong lễ cưới. Bên cạnh đó, cặp đôi cũng cần gửi lời cảm ơn tới ca đoàn, ban ngành đã hỗ trợ cho lễ cưới diễn ra thành công.
Hãy chuẩn bị những lời cảm ơn chân thành nhất vì họ đã tốn rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị lễ cưới cho hai bạn nhé.
6. Nghi thức lễ cưới Công giáo tại gia
Ngoài việc tổ chức lễ cưới tại thánh đường, cặp đôi cũng cần tổ chức lễ thành hôn tại hai nhà theo truyền thống của Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết nghi thức lễ cưới tại nhà gái và nhà trai dưới đây nhé.
Tại nhà gái
Đối với
nghi thức đón dâu tại nhà gái, nhà trai sẽ tiến hành ngỏ lời xin dâu và giới thiệu các
sính lễ hỏi cưới. Sau đó, đại diện hai bên gia đình sẽ giới thiệu về thành phần tham dự của gia đình trong buổi lễ.
Tiếp đó, mẹ chồng sẽ tiến hành tặng của hồi môn là trang sức cho cô dâu, cặp đôi sẽ đốt nến trên bàn thờ tổ tiên và thực hiện nghi lễ tạ ơn Thiên Chúa. Cả công đoàn sẽ đồng ca bài “Xin vâng” và kết thúc buổi lễ.
Tại nhà trai
Đối với nghi lễ thành hôn tại nhà trai, cả công đoàn sẽ tiến hành lễ trình diện Thiên Chúa và tổ tiên. Sau đó sẽ công bố lời Chúa trong “Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Ê-phê-sô” và vị chủ sự sẽ thực hiện lời nguyện Cộng đoàn. Kết thúc nghi lễ, cả cộng đoàn sẽ đồng ca bài hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc “Đâu đó có tình yêu thương”.
Nghi thức sau khi kết thúc lễ cưới Công giáo
Sau khi kết thúc lễ cưới, cặp đôi có thể lưu giữ những khoảnh khắc trong ngày trọng đại với gia đình, người thân và khách mời lễ cưới. Sau đó, gia đình cũng có thể liên hoan tiệc để chúc mừng cho ngày đại hỷ của đôi tân hôn. Cùng Nắmtay tìm hiểu những nghi thức sau đám cưới của lễ cưới Công giáo dưới đây nhé.
1. Chụp ảnh kỷ niệm
Do trong quá trình thực hiện nghi lễ, cặp đôi sẽ không được lưu giữ những bức ảnh cùng khách tham dự. Do đó sau khi lễ cưới kết thúc, hãy cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa trong ngày trọng đại cùng Cha chủ trì, gia đình, người thân và bạn bè.
Cặp đôi có thể thuê những thợ ảnh là người Công giáo hoặc có kinh nghiệm chụp ảnh cho lễ cưới Công giáo trước đó để có thể nắm được các nghi thức diễn ra, tránh việc đi lại lung tung trong quá trình làm lễ gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của nhà thờ nhé.
2. Tổ chức tiệc ăn khuya cùng gia đình
Sau khi lễ cưới tại nhà thờ kết thúc, hai gia đình có thể chuẩn bị tiệc cưới tại gia để thiết đãi khách mời, làng xóm láng giềng để chúc mừng cho lễ cưới diễn ra tốt đẹp và thắt chặt tình cảm thông gia.
Bữa tiệc liên hoan không cần quá cầu kỳ, hoành tráng, gia đình có thể chỉ cần chuẩn bị
3 - 5 mâm cỗ nhỏ để khách mời cùng quây quần, thể hiện sự ấm cúng, tình cảm trong ngày trọng đại nhé.
Như vậy, đám cưới Công giáo vừa bao gồm những nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt vừa tuân theo những nghi thức, quy định riêng của tôn giáo vô cùng đặc sắc. Nếu cặp đôi chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức lễ cưới, cùng Nắmtay tìm hiểu chi tiết Kinh nghiệm tổ chức đám cưới đầy đủ từ A-Z để có một lễ cưới thật rực rỡ nhé. Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!