Tráp dạm ngõ gồm những gì? Cách chuẩn bị tráp dạm ngõ đầy đủ
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên của gia đình nhà trai và nhà gái để bàn chuyện cưới hỏi cho đôi uyên ương. Đối với lễ dạm ngõ, tuy hai bên gia đình không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng không thể thiếu tráp dạm ngõ.

Vậy ý nghĩa của tráp dạm ngõ là gì? Tráp dạm ngõ gồm những gì? Những mẫu tráp dạm ngõ đẹp có đặc điểm gì nổi bật? Cách chuẩn bị tráp dạm ngõ như thế nào? Cùng Nắmtay tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ý nghĩa của tráp dạm ngõ

Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên được nhà trai chuẩn bị chu đáo và mang tới nhà gái trong ngày lễ dạm ngõ. Mâm lễ dạm ngõ có ý nghĩa như lời chào hỏi chính thức đến gia đình nhà gái đồng thời xin phép cho đôi uyên ương tiếp tục tìm hiểu và tiến đến chuyện hôn ước trăm năm.

Ai là người bê tráp dạm ngõ?

Thông thường, họ nhà trai sẽ cử một người phụ nữ lớn tuổi trong nhà, có thể là mẹ hoặc bác gái của chú rể, bưng tráp dạm ngõ để tăng thêm sự trang trọng cho nghi lễ. Nếu gia đình không tìm được người phù hợp, chú rể có thể tự mình bê tráp dạm ngõ và trao cho đại diện nhà gái.

Tráp dạm ngõ gồm những gì?

Tráp lễ dạm ngõ thường bao gồm những lễ vật bắt buộc như trầu cau, rượu thuốc, hộp chè. Ngoài ra, để tráp lễ thêm đầy đặn và sang trọng hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm bánh, hoa quả và phụ kiện trang trí. Cùng Nắmtay tìm hiểu các thành phần của tráp lễ dạm ngõ dưới đây nhé.

Trầu cau

Trầu cau là lễ vật truyền thống không thể thiếu trong mâm lễ dạm ngõ bởi ông cha ta quan niệm rằng “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bên cạnh đó, trầu cau còn tượng trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ - điều mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
Số lượng trầu cau trong tráp dạm ngõ thường khá ít (dưới 20 quả) và thường là con số mang ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, nhà trai thường chuẩn bị 9 quả cau và 9 lá trầu cho tráp lễ dạm ngõ vì số 9 mang ý nghĩa vẹn toàn, viên mãn, thể hiện mong muốn hôn nhân gắn bó bền vững, trường tồn. 

Rượu thuốc

Rượu thuốc trong tráp lễ dạm ngõ lại mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên. Khi chuẩn bị lễ vật rượu thuốc, nhà trai hãy lưu ý về số lượng và thương hiệu của từng loại nhé.
Về số lượng, tráp lễ dạm ngõ đơn giản thường bao gồm 1 chai rượu và từ 1 - 3 bao thuốc. Tuy nhiên, gia đình nhà trai có thể đặt lên tráp cả 1 cây thuốc lá để tráp lễ thêm phần sang trọng.
Về cách chọn thương hiệu rượu thuốc, nhà trai nên lưu ý đến tài chính của gia đình khi chuẩn bị tráp lễ dạm ngõ. Nếu tài chính dư dả, chú rể có thể lựa chọn rượu vang Chile (giá từ 1 - 5 triệu đồng/chai) và thuốc ngoại 555 (khoảng 500,000 đồng/cây). Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn có thể chọn vang Đà Lạt (giá từ 100,000 - 200,000 đồng/chai) và thuốc lá Vinataba (khoảng 180,000 đồng/cây).

Hộp chè

Hộp chè trong tráp lễ dạm ngõ vừa là biểu tượng của sự trò chuyện giao lưu vừa thể hiện sự kính trọng của chú rể đối với những bậc sinh thành và cũng là lời báo cáo đến tổ tiên về ngày vui của cặp đôi.
Nhà trai có thể cân nhắc lựa chọn hộp chè khối lượng 100g, 200g, 500g hoặc sử dụng loại chè túi hút chân không tùy theo độ lớn của tráp dạm ngõ. Ngoài ra, hãy lựa chọn các loại chè ngon, có thương hiệu nổi tiếng như chè Tân Cương Thái Nguyên nhé.

Bánh

Ngoài những lễ vật không thể thiếu kể trên, nhà trai có thể chuẩn bị thêm một hộp bánh trong tráp lễ dạm ngõ tùy thuộc vào văn hoá của từng vùng miền. Cụ thể, miền Bắc thường lựa chọn tráp bánh cốm kết hợp bánh phu thê, miền Nam là từng cặp bánh phu thê, còn Tây Nam Bộ lại ưa chuộng bánh pía hơn cả.

Hoa quả

Để tráp dạm ngõ thêm phần sang trọng, nhà trai có thể chuẩn bị thêm một số loại hoa quả nhập khẩu như táo, nho, lê hàn, cam, xoài. Hãy chọn những quả tươi và có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ để tráp lễ trông tươi tắn hơn nhé.

Trang trí tráp dạm ngõ

Về phần trang trí, tráp lễ dạm ngõ có thể được tô điểm thêm bằng hoa tươi và các phụ kiện khác để tạo sự ấn tượng tốt cho gia đình nhà gái và thể hiện được sự chu đáo, cẩn thận của gia đình nhà trai.
Khi lựa chọn hoa tươi trang trí, hãy ưu tiên những loại hoa tươi lâu, có mùi hương dễ chịu như hoa hồng hoặc hoa lan. Ngoài ra, nhà trai có thể sử dụng các phụ kiện trang trí khác như chữ song hỷ, vải kim tuyến để làm nổi bật tráp lễ dạm ngõ nhé.

Top 3 mẫu tráp dạm ngõ đẹp năm 2022

Các mẫu tráp dạm ngõ thường khác nhau chủ yếu ở số lượng các lễ vật ở trong tráp và cách trang trí đơn giản, cao cấp hoặc sang trọng.Cùng Nắmtay tham khảo 3 mẫu tráp dạm ngõ đẹp nhất năm 2022 trong phần dưới đây nhé!

Tráp dạm ngõ đơn giản

Tráp dạm ngõ đơn giản thường chỉ có các lễ vật thông dụng là trầu cau, rượu vang Đà Lạt, 1 bao thuốc lá 3 số và 1 hộp chè Thái Nguyên đặt trong khay sơn son đỏ và trang trí cùng vải phủ chữ Hỷ. Do có cách trang trí khá tối giản, đây là mẫu tráp phù hợp cho những gia đình có kinh phí tráp dạm ngõ thấp, trong khoảng từ 500,000 - 1 triệu đồng.

Tráp dạm ngõ cao cấp

Tráp dạm ngõ cao cấp thường bao gồm đầy đủ các loại lễ vật với chất lượng hảo hạng như trầu cau, rượu Chivas, thuốc lá 3 số ngoại, chè Thái Nguyên, mứt sen trần, bánh cốm Nguyên Ninh và quả nhập khẩu. 
Ngoài ra, tráp dạm ngõ cao cấp còn được trang trí bằng hoa tươi theo tone màu vô cùng tỉ mỉ và đẹp mắt. Do vậy, chi phí cho tráp dạm ngõ cao cấp thường khá cao, rơi vào khoảng từ 1 - 4 triệu đồng.

Tráp dạm ngõ sang trọng

Tráp dạm ngõ sang trọng được trang trí cầu kỳ và công phu hơn so với hai loại tráp lễ kể trên. Ngoài những lễ vật theo truyền thống như trầu cau, rượu thuốc, chè xanh thì tráp lễ dạm ngõ sang trọng còn được bổ sung thêm phần quà bánh và hoa quả theo mùa được kết cẩn thận tỉ mỉ trên lẵng hoặc giỏ cói sang trọng.
Tráp lễ dạm ngõ sang trọng có thể có nhiều màu sắc phong phú và đa dạng. Ngoài màu đỏ truyền thống, gia đình nhà trai có thể sử dụng các loại bánh kẹo và hoa quả để tạo nên những tone hiện đại như hồng, cam, vàng, xanh dựa theo sở thích của cặp đôi. 
Bên ngoài tráp thường được phủ giấy hoa lấp lánh hoặc vải ren đính ngọc trai tinh tế để tặng thêm phần trang trọng cho tráp lễ dạm ngõ. Do vây, mức giá tráp dạm ngõ sang trọng rơi vào khoảng từ 3 - 5 triệu đồng. 

Cách chuẩn bị tráp dạm ngõ đầy đủ

Nhà trai có thể tự làm tráp dạm ngõ hoặc thuê đơn vị làm tráp dạm ngõ tùy theo mức độ phức tạp của tráp lễ. Đối với tráp dạm ngõ đơn giản, chú rể có thể tự mình chuẩn bị. Còn nếu muốn tráp dạm ngõ cầu kỳ, sang trọng hơn, hãy cân nhắc thuê đơn vị chuyên làm tráp dạm ngõ đẹp ở nơi mình sinh sống nhé. 
Trường hợp tự làm tráp dạm ngõ đơn giản, chú rể cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, giỏ đựng và phụ kiện trang trí. Hãy lưu ý cố định các thành phần cẩn thận, tránh gây đổ vỡ trong quá trình di chuyển đến nhà gái. Các bước tự làm tráp dạm ngõ cụ thể như sau
Trường hợp ưa thích tráp lễ cầu kỳ hơn, gia đình nhà trai có thể thuê đơn vị chuyên làm tráp dạm ngõ để vừa tiết kiệm công sức vừa đảm bảo hình thức của tráp lễ. Đằng trai nên lưu ý thuê đơn vị làm tráp dạm ngõ trước từ 3 - 5 ngày để có thời gian chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết nhé. 
Dưới đây là một số địa chỉ tráp dạm ngõ đẹp ở Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh nhà trai có thể tham khảo:

5 địa chỉ tráp dạm ngõ đẹp tại Hà Nội

5 địa chỉ tráp dạm ngõ đẹp tại Hải Phòng

5 địa chỉ tráp dạm ngõ đẹp tại thành phố Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm chuẩn bị lễ dạm ngõ cho hai bên gia đình

Ngoài tráp lễ dạm ngõ, nhà trai cần chuẩn bị thêm về phương tiện di chuyển. Cùng với đó, nhà gái sẽ cần dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bàn ghế và mâm cỗ đãi khách. Cùng tìm hiểu cụ thể kinh nghiệm chuẩn bị lễ dạm ngõ cho nhà trai, nhà gái trong phần dưới đây nhé.

Nhà trai cần chuẩn bị những gì cho lễ dạm ngõ?

Ngoài chuẩn bị tráp dạm ngõ, nhà trai còn cần chuẩn bị phương tiện cho đoàn khách tham dự, cử ra vị trưởng đoàn đại diện và thông báo số lượng khách mời đến nhà gái. Cụ thể:
Chuẩn bị phương tiện di chuyển
Để tiện lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp, nhà trai cần lưu ý đến số lượng người tham dự buổi lễ. Thông thường, thành phần tham gia lễ dạm ngõ nhà trai bao gồm bố, mẹ, chú rể cùng ông bà, cô bác ruột thịt trong gia đình, có thể có thêm bà mối với số lượng từ 5 - 7 người là tốt nhất. 
Khi đó, nhà trai nên chuẩn bị xe khoảng 7 - 16 chỗ để đảm bảo chỗ ngồi thoải mái cho đoàn khách. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra đường xá kỹ lưỡng trước ngày lễ để đảm bảo có mặt ở nhà gái đúng giờ đẹp nhé.
Cử trưởng đoàn đại diện
Nhà trai sẽ cần chọn ra một vị trưởng đoàn diện để giới thiệu và phát biểu trong buổi lễ dạm ngõ. Trưởng đoàn thường là người ông, bác hoặc bố của chú rể và là người quảng giao, có khiếu ăn nói để bài phát biểu diễn ra suôn sẻ.
Thông báo số lượng khách tới nhà gái
Sau khi thống nhất số lượng người, nhà trai cần báo đến nhà gái trước khoảng 4 - 5 ngày để nhà gái có thể kịp chuẩn bị không gian đón tiếp và số lượng cỗ phù hợp.

Nhà gái cần chuẩn bị những gì cho lễ dạm ngõ?

Phía nhà gái lại cần chuẩn bị chu đáo để tiếp đón nhà trai một cách chu toàn nhất bằng việc dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, cử trưởng đoàn đại diện, sắp xếp bàn tiệc đón khách, chỗ để xe và mâm cỗ đón họ nhà trai. Cụ thể:
Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Nhà gái cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau chùi nền nhà, mạng nhện, bàn ghế và sắp xếp lại đồ đạc sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khi quét dọn, gia đình cần cẩn thận, tránh đổ vỡ vì theo quan niệm dân gian sự đổ vỡ sẽ đem lại xui xẻo cho cặp đôi sắp cưới. 
Trường hợp căn nhà quá cũ kỹ, xập xệ, nhà gái có thể cân nhắc sửa sang những khu vực hư hỏng, sơn lại tường và mua mới nội thất để vừa chuẩn bị cho lễ dạm ngõ khang trang hơn, vừa chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và lễ cưới của cô dâu sau này. 
Bên cạnh việc lau dọn ngôi nhà, nhà gái cũng cần dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cẩn thận bằng cách quét bụi, tàn hương. Gia đình nên cắm thêm hoa tươi và bày mâm ngũ quả trang trí bàn thờ để mời ông bà tổ tiên về cùng tham dự lễ dạm ngõ.
Cử trưởng đoàn đại diện
Tương tự nhà trai, nhà gái cũng cần cử một người trưởng đoàn đại diện để thay mặt gia đình đối đáp lại nhà trai. Trưởng đoàn nhà gái nên là người có tài ăn nói lưu loát và nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và thường là người bố hoặc bác của cô dâu
Thông báo số lượng khách tới nhà gái
Nhà gái cần chuẩn bị không gian khang trang, gọn gàng trong căn nhà để đón tiếp nhà trai. Phù hợp nhất là căn phòng khách với bàn tiệc lớn, đủ chỗ ngồi cho đôi bên. Nếu phòng khách quá chật hẹp, nhà trai có thể chuẩn bị bàn ghế tiếp khách ở sân và chuẩn bị mái che phòng trường hợp thời tiết xấu.
Trên bàn tiếp khách, nhà gái cần chuẩn bị sẵn chè nước, hoa quả, bánh kẹo để tiếp đón nhà trai trong buổi lễ dạm ngõ, vừa tạo không khí trang trọng vừa tạo sự thoải mái cho buổi lễ.  
Chuẩn bị chỗ để xe cho nhà trai
Trong ngày lễ dạm ngõ, nhà gái nên sắp xếp trước bãi để xe cho nhà trai để buổi lễ được tiến hành một cách trơn tru. Nếu không gian để xe của gia đình không quá rộng, nhà gái có thể nhờ hàng xóm để tránh ảnh hưởng đến những người đi đường. 
Chuẩn bị bữa cơm tươm tất mời nhà trai
Bên cạnh đó, nhà gái cũng cần chuẩn bị một bữa cỗ tiếp đãi nhà trai sau buổi lễ dạm ngõ. Đồ ăn sau buổi lễ không nhất thiết phải “mâm cao cỗ đầy” nhưng cũng cần tươm tất để thể hiện sự hiếu khách và tài nữ công gia chánh của nhà gái.
Trên đây là một số kinh nghiệm chuẩn bị tráp dạm ngõ đẹp dành cho chú rể và gia đình nhà trai. Sau lễ dạm ngõ, hai bên gia đình sẽ quyết định ngày lành tháng tốt để tiến hành lễ ăn hỏilễ thành hôn cho đôi uyên ương. Cùng tham khảo kinh nghiệm tổ chức đám cưới đầy đủ tại đây nhé.

Trải nghiệm thiệp cưới online ngay!